Hệ hô hấp (Respiratory system) là hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí trên toàn bộ phận của cơ thể. Chúng được chia thành hai phần:
Đường hô hấp trên gồm: khoang mũi, xoang cánh mũi, hầu họng, thanh quản. Các cơ quan này nằm ngoài lồng ngực.
Đường hô hấp dưới gồm: khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi (bao gồm cả phế nang). Các cơ quan này nằm trong khoang lồng ngực.
Theo tờ Cleveland Clinic, ngoài hỗ trợ hít vào - thở ra, hệ hô hấp còn có nhiều chức năng khác như: phát ra âm thanh khi nói và ngửi được mùi vị; làm ẩm không khí phù hợp với nhiệt độ, độ ẩm cơ thể cần; cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể; loại bỏ khí thải (gồm cacbonic) khi thở ra; bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây hại như chất độc hoặc kích ứng.
Trong bối cảnh dịch bệnh, thời tiết thất thường hay giao mùa, người dân thường được khuyến cáo cẩn trọng. Hiệp hội Phổi Mỹ đưa ra một số lưu ý giúp bảo vệ hệ hô hấp mạnh khỏe:
Không hút thuốc
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Chúng cũng khiến đường thở bị thu hẹp và việc hít thở khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia, hít khói thuốc trong thời gian dài sẽ phá hủy mô phổi và kích hoạt những thay đổi này phát triển thành tế bào ung thư.
Tránh tiếp xúc với tác nhân ô nhiễm trong không khí
Ô nhiễm không khí có thể gây khó thở và gia tăng các căn bệnh đường hô hấp. Do đó, người dân cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ quan này khỏi tác nhân gây hại khi ra ngoài lẫn trong nhà.
Theo đó, nên kiểm tra chỉ số chất lượng không khí trước khi ra ngoài. Nếu chỉ số quá tệ, bạn nên tránh di chuyển trong trường hợp không thật sự cần thiết. Đeo khẩu trang có khả năng lọc bụi, nhất là bụi mịn. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và khí thải từ các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông.
Ngoài ra, nên sử dụng dụng cụ bảo hộ hệ hô hấp nếu phải làm việc trong môi trường có khí bụi hoặc hóa chất độc hại.
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Đường hô hấp bị nhiễm trùng có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng ở phổi. Để bảo vệ cơ quan này, mọi người cần phòng ngừa nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Các chuyên gia cho rằng nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dùng dung dịch sát khuẩn. Hạn chế tiếp xúc những nơi công cộng hoặc người đang bị bệnh. Giữ sạch vùng họng nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng từ đường miệng.
Cách sát khuẩn vòm họng thông thường là súc họng. Nên dùng nước muối tự pha, nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc họng đang bán trên thị trường.
Bạn cũng có thể pha nước muối theo công thức: 250 ml nước ấm 40 độ, thêm muỗng cà phê muối, sau đó cho vào nước, khuấy hòa tan hết rồi súc họng.
Ngoài ra, nồng độ dung dịch súc họng cũng là điểm cần chú trọng. Một số cá nhân quan niệm nước muối nồng độ càng cao càng sát khuẩn tốt, tuy nhiên chúng dễ gây tổn thương các tế bào. Do đó, nên dùng loại có nồng độ tương đương cơ thể, vừa bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng, vừa có tác dụng sát khuẩn. Nồng độ nước muối phù hợp là 0.9 %.
Để đạt hiệu quả kháng khuẩn đường hô hấp, cần thực hiện súc họng đúng cách. Ngẩng cao đầu và khò thật kỹ. Không cần cho quá nhiều dung dịch vào miệng vì sẽ gây khó khăn khi đưa sâu xuống vùng hầu họng, một lần khoảng 5 ml là đủ.
Với một số bé dưới 5 tuổi, phụ huynh sẽ gặp trở ngại vì cách này khiến bé khó thao tác. Tuy nhiên, bố mẹ có thể thay thế bằng cách chọn sản phẩm xịt sát khuẩn vòm họng.
Keo ong Tracybee dạng xịt chứa thành phần keo ong xanh Brazil, được sản xuất và đóng gói tại Brazil. Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và có thể nuốt vào bên trong nên rất tiện dụng. Thương hiệu còn phân loại theo từng đối tượng: vị bạc hà dành cho người lớn và vị trái cây dành cho trẻ từ một tuổi.
Sản phẩm dễ cất gọn trong túi và tiện mang theo bất cứ đâu. Keo ong Tracybee được bán tại Pharmacity, Long Châu, An Khang, Trung Sơn và các nhà thuốc truyền thống ở nhiều tỉnh thành. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hiếu Châu