“Mặc dù Ức Trai tiên sinh từng nhiều lần cưới vợ, như những người đàn ông cao sang, danh vọng thời ấy. Nhưng tất cả những bà vợ kia, tuy gốc gác danh gia vọng tộc hay bình dân thì họ đều có một đặc điểm rất giống nhau trong chuyện chăn gối. Đó là họ gần như hoàn toàn thụ động khi ái ân cùng chồng. Còn Thị Lộ, chỉ sau một thời gian ngắn làm vợ, người đàn bà trẻ này không chỉ biết hưởng ứng, hòa điệu cùng ông trong khúc nhạc ái ân mà còn biết cách chủ động, gợi tình và đẩy chồng lên cao trào... Có lẽ lâu lắm rồi, Nguyễn Trãi thấy mình sung mãn đến như vậy”. Tác giả đã lập đi lập lại bản chất của một lão thần háo sắc mà bất lực sinh lý, đã uống nhiều bài thuốc “nhất dạ ngũ giao” mà thực tế “ngũ dạ nhất giao” cũng không làm nổi! Nếu cuộc tình Nguyễn tiên sinh và Thị Lộ đã được lịch sử trân trọng, thi vị hóa trong nền văn học nước nhà thì tác giả tập truyện này đã hạ nó xuống thành dục vọng.
; |
Bài thơ họa giao duyên nổi tiếng Bán chiếu gon giữa anh hùng và thục nữ được tác giả cho là Nguyễn Trãi tự chế tác ra để... cua gái! Khi đem ả về dinh làm vợ bé rồi, Nguyễn Trãi lại tìm mọi cách hạ mình “chạy chức” cho Thị Lộ được làm “Lễ Nghi nữ học sĩ” của triều đình, tạo cơ hội dâng hiến thân xác nàng cho vua!
Cứ như vậy, cuộc đời sôi nổi, vẻ vang của người anh hùng với vợ, với vị vua trẻ Lê Thái Tông đều được mô tả từng đoạn qua những cuộc truy hoan, ái ân chăn gối. Và sau cùng, nghi án chính trị cung đình nhà Lê được phanh phui bằng phản ứng trả thù của một kẻ tiểu nhân vô học - người tình cũ của Thị Lộ vì ghen tức sau nhiều lần rình ngó Nguyễn Trãi và vua Lê Thái Tông làm tình với “con dâm phụ Thị Lộ” “ra sức tận hưởng lạc thú với tiếng kêu phát ra như tiếng mèo cái lúc động đực”... Hắn đã bỏ thuốc độc giết vua.
Theo luật sư Phan Đăng Thanh, trách nhiệm pháp lý trước tiên là cá nhân tác giả và pháp nhân NXB cũng như cá nhân những người có trách nhiệm của NXB (giám đốc, tổng biên tập, biên tập viên...). Họ phải chịu trách nhiệm hành chính (xử phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, tang vật vi phạm đều bị tịch thu) theo Nghị định số 56 ngày 6/6/2006 của Chính phủ. Hành vi này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân có liên quan về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Quyền bị lợi dụng ở đây là quyền tự do sáng tác, tự do xuất bản; lợi ích của nhà nước ở đây là lợi ích của toàn dân tộc; lợi ích của cá nhân ở đây là đức độ, danh giá của anh hùng dân tộc. Người phạm tội có thể bị phạt tù tới bảy năm.
(Theo Pháp Luật TP HCM)