Bài viết dưới đây được trích từ cuốn sách "Bài học về việc nghỉ hưu sớm cho nhân viên văn phòng: Mười lời khuyên của người mẹ giàu để tăng tốc thu nhập hạn chế của bạn và đạt được tự do không giới hạn" do tác giả Lý Á Văn (bút danh Thạch Phương) viết. Cuốn sách do Huji Culture, Trung Quốc xuất bản. Tác giả có bằng Tiến sĩ Khoa Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc tại Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan, từng làm giáo viên dạy tiếng Trung. Câu chuyện về việc cô rẽ ngang vào con đường quản lý tài chính và trở nên giàu có không chỉ được đăng trên trang bìa "Today's Weekly" mà còn lan truyền khắp Internet. Cô cũng nhận được nhiều cuộc phỏng vấn độc quyền từ các cơ quan truyền thông như Kênh Tin tức Sanli và Kênh Tin tức Dongsen. Cô đã nghỉ hưu sớm, thường xuất hiện trong các chương trình và tin tức tài chính, đồng thời chuyên viết, diễn thuyết và tổ chức các khóa đào tạo.
Tôi biết một cô gái dựa vào chính mình để xoay chuyển cục diện tài chính. Cô lớn lên trong gia đình sản xuất sắt ở Đài Trung. Tuy nhiên, bố cô làm ăn thua lỗ liên tục. Đến năm cô 18 tuổi, gia đình đã gánh khoản nợ lên đến hơn 20 triệu Đài tệ (hơn 15,15 tỷ đồng). Vì gia đình mắc nợ, cô không có khả năng học đại học mà vào một trường điều dưỡng.
Sau khi tốt nghiệp ở tuổi ngoài 20, cô làm y tá tại phòng cấp cứu với mức lương ban đầu 34.000 Đài tệ (tương đương 24,7 triệu đồng). Cô được nghỉ hai ngày một tháng. Cô làm việc chăm chỉ nên mức lương có thể đạt tới khoảng 50.000 Đài tệ (gần 38 triệu đồng) mỗi tháng.
Cô thuê một phòng trong căn hộ thuộc chung cư cũ gồm ba tầng. Căn hộ có diện tích 30 m2 chia làm bốn phòng, cô ở phòng nhỏ nhất giá 5.000 Đài tệ (gần 3,7 triệu đồng), là phòng riêng không có nhà vệ sinh.
Sau khi trừ 5.000 Đài tệ vào tiền lương, cô còn lại 45.000 Đài tệ. Cô gửi về nhà 15.000 Đài tệ, giữ 30.000 Đài tệ để tiêu. Nhưng chỉ với 30.000 Đài tệ một tháng, cô đã tiết kiệm được một triệu Đài tệ trong ba năm.
Cô ấy đã làm thế nào?
Ngoài công việc ở phòng cấp cứu, cô còn làm việc bán thời gian tại trung tâm cách ly. Tại đây, cô được bao ăn theo chế độ. Ngoài ra, cô cũng tận dụng hai hoặc ba giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng để đến quán ăn làm việc. Cô dùng bữa sáng của quán, trưa ăn ở khu cách ly, tối ăn trong bệnh viện nên gần như không tốn xu nào cho tiền ăn.
Vào năm thứ hai cô thuê nhà, người chủ ra nước ngoài. Cô suy nghĩ và đề nghị làm chủ nhà thứ hai giúp anh quản lý ba phòng trống còn lại, sau đó trả 21.000 Đài tệ cho người chủ nhà hàng tháng. Chủ nhà đã đồng ý.
Sau đó, cô cải tạo phòng ốc, mua sơn, thay rèm rồi nâng giá thuê mỗi phòng thêm 1.500-2.000 Đài tệ. Nhờ cải tạo, tìm khách thuê phòng và hưởng chênh lệch, cô không còn phải trả tiền thuê nhà. Bởi chủ nhà ban đầu bao trả tiền nước và Internet nên cô chỉ cần mua một số nhu yếu phẩm hàng ngày, chi phí gần như bằng 0. Kết quả là cô có thể tiết kiệm được 30.000 Đài tệ một tháng và có được một triệu nhân dân tệ trong ba năm.
Đến năm 26 tuổi, cô đã tiết kiệm được hai triệu Đài tệ và kết hôn. Khi cưới, cô chuyển đi nơi khác nên dọn dẹp căn phòng mình từng ở, tăng giá thuê thêm 1.000 Đài tệ, cho thuê lại và vẫn là chủ nhà thứ hai.
Chồng cô là một đầu bếp, hơn cô nhiều tuổi, có số tiền tiết kiệm là ba triệu Đài tệ. Tổng cộng, hai vợ chồng có 5 triệu Đài tệ. Lúc này, họ có thể mua được một căn nhà nhưng chọn sống chung với bố mẹ chồng để tiết kiệm tiền và nhờ được ông bà chăm sóc con trong tương lai.
Nữ y tá tiếp tục đầu tư số tiền mình có, trở thành chủ nhà lần thứ hai, giúp đỡ người khác thu dọn, quản lý nhà. Kể cả khi giãn cách xã hội, thu nhập hàng tháng của cô cũng đạt được từ 8.000 Đài tệ đến 15.000 Đài tệ, bằng một nửa lương của nhân viên văn phòng.
Sau đó, cô đã tích lũy tài sản nhanh chóng đến mức mua được căn nhà đầu tiên ở Đài Bắc và cho người khác thuê lại. Kết quả là, năm nay khi cô 28 tuổi, cô đã có khoảng 5 triệu Đài tệ tiền mặt và căn nhà cho thuê lấy lời.
Lời kết: Mức lương không phải là lý do chính cho việc bạn không có tài sản tích lũy. Việc phân bổ có kế hoạch và sử dụng tiền lương hạn chế để tạo ra một hệ thống thu nhập thụ động mới là chìa khóa thực sự.
Hằng Trần (Theo Wealth)