1. Lòng hiếu khách
- Trà đầy 70%, cơm đầy 80%, rượu đầy 80%, đó là nghi thức hiếu khách truyền thống.
- Trong khi uống trà, nếu có khách mới đến thăm thì nên thay trà mới để bày tỏ sự hoan nghênh.
- Trước khi khách ăn xong, chủ nhà không nên đứng dậy bỏ mặc khách.
2. Trong bữa ăn
- Khi ăn cùng người khác, đừng chỉ chú ý đến sự no bụng của mình mà hãy quan sát cách cư xử trong bàn ăn.
- Khi nếm, nhai, nuốt món ăn, không được phát ra tiếng động trong miệng, nhai chậm và ăn nhẹ nhàng.
- Không chiều khách bằng đầu gà ít thịt, phần cá nhiều xương mà để lại phần ngon nhất cho khách.
- Lễ phép là kính trọng người lớn tuổi. Trong bữa ăn, người nhỏ tuổi nên cung kính, nhường người lớn hơn động đũa trước.
- Khi đang ăn không được nói chuyện, khi nói phải chu đáo và đầy đủ.
3. Nói năng
- Thở dài, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, sẽ xua đuổi của cải và may mắn của bạn.
- Không nói những từ xui xẻo như chết, ma, giết, bệnh tật, nghèo đói... đầu năm.
4. Chúc Tết
- Đến nhà chúc Tết, không tự ý đẩy cửa bước vào mà phải gõ cửa ba lần, chờ chủ nhà đồng ý mới được vào.
- Khi đi thăm người khác, bạn cần chọn thời điểm tốt và cố gắng không đến khi đối phương đang ăn hoặc ngủ.
- Khi chúc Tết phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, miệng tươi cười.
- Ở những khu vực có nhiều xe cộ, việc chào có thể làm phân tán sự chú ý của người khác, gây hỗn loạn giao thông.
5. Tặng, nhận quà
- Khi đưa người khác vật gì, chúng ta phải khiêm tốn và tôn trọng, dù đó là quà cáp hay cứu trợ.
- Trong cư xử với mọi người, chúng ta phải lịch sự và có đi có lại, không nên lợi dụng người khác và làm tổn thương các mối quan hệ.
- Khi người lớn cho bạn đồ vật, bạn nên nhận một cách biết ơn và không từ chối họ.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)