Từ lâu, nhiều người cho rằng âm nhạc là một liều thuốc. Một rạp hát vì mục đích chữa bệnh được xây dựng ở Vương quốc Parthia vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Các bác sĩ trong rạp hát sử dụng các giai điệu đặc biệt để chữa suy nhược tinh thần, các bệnh về thần kinh và tim. Nhiều bằng chứng được thu thập trong thế kỷ trước cho thấy sóng điện từ phát ra từ các điệu nhạc có thể làm "rung động" mọi tế bào. Âm nhạc có thể thay đổi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở. Tuy nhiên, nhạc quá mạnh có thể dẫn tới buồn nôn, đau dạ dày thậm chí nó còn giảm sự nhanh nhạy và nhạy cảm.
Theo NetNam, một cuộc thử nghiệm từng được tiến hành đối với 120 phụ nữ nuôi con bằng sữa ở Nhật Bản. Một số phụ nữ được nghe nhạc cổ điển trong khi số khác nghe nhạc jazz và pop. Ở nhóm phụ nữ nghe nhạc cổ điển, lượng sữa của họ tăng 20%. Ngược lại, ở hai nhóm nghe nhạc hiện đại, lượng sữa lại giảm đi một nửa.
Nhạc rock có thể gây tổn thương cho não qua tác động của âm thanh quá mạnh mà tai người không thể nghe đuợc. Tuy nhiên, mọi cơ quan của cơ thể có thể "nghe" được những âm thanh này. Theo Dmitry Azarov, một chuyên gia tâm lý học của Nga, nhạc rock có thể làm gia tăng xu hướng tự sát. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho biết người nghe có thể bị chóng mặt hay ngất khi nghe tiếng trống vượt ngưỡng 100 decibel. Một người chỉ có thể chịu đựng được 40 giờ khi bị cô lập trong môi trường đầy nhạc. Sự cô lập này dẫn tới việc mất cảm giác thực tế. Hệ thần kinh trung ước kiệt sức hoàn toàn, ảo giác xuất hiện, huyết áp và nhịp đập giảm.