Ảnh hưởng đến tiêu hoá
Uống nước trong lúc ăn sẽ khiến nước bọt bị pha loãng, ảnh hưởng đến dịch tiêu hóa trong dạ dày. Hệ quả, khả năng tiếp nhận tín hiệu tiêu hóa của dạ dày sẽ trở nên yếu hơn, dễ gây ra hiện tượng đầy bụng.
Giảm hấp thụ dinh dưỡng
Nước bọt và dịch vị bị pha loãng làm giảm nồng độ axit trong ruột. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá, làm giảm khả năng hấp thụ vitamin và dưỡng chất.
Gây tăng cân
Uống nước trong lúc ăn có thể khiến bạn tăng thêm vài lạng vì khi cơ thể không tiêu hoá được hoàn toàn thực phẩm nạp vào, chúng sẽ chuyển hoá thành chất béo và gây tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng. Hơn nữa, việc uống nước trong lúc ăn sẽ khiến cơ thể đẩy nhiều insulin vào máu, tăng khả năng dự trữ chất béo trong cơ thể.
Gây ợ nóng
Uống thêm nước sẽ khiến dung lượng dạ dày đầy lên, tăng thêm áp lực cho hệ tiêu hoá. Áp lực này có thể làm một số tình trạng bệnh trở nên tệ đi, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Nước cũng làm các enzyme tiêu hóa tiết ra ít hơn, nó sẽ tạo ra một chuỗi các phản ứng phụ, bao gồm ợ nóng.
Gây khô miệng
Uống nước trong lúc đang dùng bữa có thể khiến bạn thấy khô miệng bởi nước bọt bị pha loãng. Hơn nữa, một số người còn có thói quen uống nước chanh hoặc các loại nước quả chua - thứ làm tăng tính axit trong miệng và ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, có thể gây ra hôi miệng.
Vienne (theo Bright Side)