Năm 1917, nhà bác học Einstein phát minh laser, loại ánh sáng phát ra do khuếch đại lượng tử photo khi kích thích bức xạ vào vật chất nhất định. Ánh sáng này với nguồn năng lượng nhiệt và độ trập trung cao nên có tác dụng đốt cháy, cắt đứt và bóc tách. Ngày nay, laser được ứng dụng nhiều trong trị liệu thẩm mỹ để trẻ hóa làn da, trị mụn, xóa xăm, giảm mỡ, triệt lông vĩnh viễn... đem lại hiệu quả đáng kể. Mặc dù vậy, trong một nghiên cứu gần đây của bác sĩ da liễu Anne Marie Tremaine đến từ bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), khi không thực hiện đúng cách, laser có thể gây ra tổn thương cho da, ở mức độ nhẹ là đỏ da, sưng phù, đau rát.
Đồng quan điểm với ý kiến trên, bác sĩ da liễu (kiêm luật sư) Mathew Avram, giám đốc bệnh viện da liễu laser Massachusetts cho biết: "Laser chỉ an toàn khi sử dụng đúng cách". Từ đó, ông khuyến cáo các bệnh nhân trước khi quyết định làm đẹp bằng laser cần lưu ý những vấn đề sau:
- Ai sẽ là người thực hiện trị liệu laser cho bạn: Một bác sĩ, một y tá hay chuyên gia thẩm mỹ? Câu trả lời phải là người am hiểu và có kinh nghiệm thực hiện thành công phương pháp làm đẹp này.
- Người này đã thực hiện trị liệu bằng laser cho bao nhiêu khách hàng? Câu trả lời là hàng trăm người.
- Ở các thẩm mỹ viện, bệnh viện thẩm mỹ có thể chia ra nhóm bác sĩ tư vấn trực tuyến và nhóm bác sĩ trực tiếp thực hiện trị liệu. Có thể tin tưởng vào ý kiến của ai? Tốt hơn cả, bạn hãy gặp trực tiếp người sẽ thực hiện cho bạn trước khi chính thức trị liệu.
- Những bác sĩ nào được đào tạo về thẩm mỹ bằng laser? Đó là bác sĩ da liễu và bác sĩ thẩm mỹ.
- Những trường hợp nào chống chỉ định làm đẹp bằng laser? Phụ nữ có thai, Bệnh nhân đang dùng máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tim, Cơ địa sẹo lồi, Tiền đường không kiểm soát được, Da bị dị ứng hoặc nhạy cảm với ánh sáng...
Song Giang