1. Ý nghĩa của các lễ cưới theo tôn giáo
- Việc tổ chức cưới ở chùa hay cưới trong nhà thờ đều có ý nghĩa chung là hướng uyên ương tới đức tin, tin vào hôn nhân và những ràng buộc về mặt tâm linh trong quan hệ vợ chồng. Cô dâu chú rể cũng sẽ nhận được những lời răn dạy của các vị đại diện chùa hay nhà thờ về cách đối nhân xử thế hay đạo vợ chồng.
2. Nghi thức cưới
- Về nghi tổ chức lễ cưới theo tôn giáo, trình tự lễ sẽ do người đứng đầu chùa hoặc nhà thờ chủ trì. Uyên ương đều trao nhẫn trong sự chứng kiến của gia đình, bạn bè, ngoài ra còn đọc các lời răn dạy hay trao nhau lời thề nguyện để thể hiện cam kết sẽ gắn bó bên nhau trọn đời.
3. Những điều bắt buộc
* Với lễ Hằng thuận ở chùa, cô dâu chú rể đều phải quy y Tam Bảo, là Phật tử tại gia, theo đạo Phật thì mới có thể tổ chức cưới tại chùa.
- Địa điểm cưới là chùa, tu viện hoặc thiền viện, nơi cô dâu, chú rể quy y.
* Với lễ cưới ở nhà thờ, cô dâu chú rể cũng phải theo đạo Thiên Chúa. Ngoài ra, cặp đôi phải học giáo lý hôn nhân do nhà thờ tổ chức trong vòng 3 tháng, 6 tháng hoặc thời gian tùy thuộc từng nơi.
- Không phải uyên ương muốn tổ chức cưới ở bất cứ nhà thờ nào cũng được, mà phải làm lễ ở nhà thờ thuộc giáo xứ nơi cô dâu hoặc chú rể sinh sống. Đa số uyên ương chọn tổ chức cưới ở nhà thờ tại giáo xứ của cô dâu. Nếu muốn làm lễ cưới ở nhà thờ khác, phải có giấy ủy quyền của cha xứ tại giáo xứ của uyên ương gửi tới cha xứ của nhà thờ muốn tổ chức cưới.
4. Trang phục
Với đám cưới theo tôn giáo, điểm chung trong trang phục uyên ương là sự trang trọng.
- Khi cưới cưới ở chùa, chú rể có thể diện áo dài hoặc vest, cô dâu mặc áo dài hoặc váy cưới kín đáo, có tay, hạn chế phong cách gợi cảm.
- Khi cưới ở nhà thờ, chú rể diện vest, cô dâu cũng có thể mặc áo dài, nhưng phổ biến nhất là chọn váy cưới trang trọng, không gợi cảm. Nhiều cô dâu kết hợp áo cưới với voan dài để khi bước đi trong không gian nhà thờ, hình ảnh cô dâu càng thêm lộng lẫy.
Linh Linh