Tỷ lệ kể trên đặc biệt cao ở trẻ em, trong đó 70-92% trẻ miền Nam và 100% trẻ miền Bắc nhiễm giun. Cũng theo ước tính, mỗi năm người Việt Nam mất 28,5 triệu lít máu để nuôi các loại ký sinh trong cơ thể. Nếu không chữa trị, giun có thể chui vào ống mật gây tắc ống dẫn mật, viêm túi mật, vàng da, áp-xe gan, tắc ruột, làm nghẽn ống tụy, viêm màng bụng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Giun tóc nhỏ hơn giun đũa, do đó, người bệnh nhiễm ít giun tóc thường không có biểu hiện rõ ràng. Trong trường hợp nhiễm nhiều, triệu chứng sẽ biểu hiện rõ hơn.
Giun có thể gây kích thích ở ruột già, khiến người bệnh đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Chúng còn gây ra nhiều bệnh khác như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc; gây ra chứng thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch. Giun móc ký sinh ở tá tràng và ruột non, gây đau bụng. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy cồn cào, đầy bụng, buồn nôn. Khi có các dấu hiệu kể trên là lúc bạn đã bị nhiễm giun nặng và nên đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa. Bác sĩ có thể chỉ định bạn tiến hành thử phân hoặc làm các xét nghiệm cần thiết khác để kiểm tra xem loại giun gây bệnh và có cách điều trị phù hợp.
Theo bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, tất cả các loại giun ký sinh trong cơ thể con người đều hút chất dinh dưỡng và gây rối loạn hoạt động của cơ thể. Vì thế, mỗi người nên thực hiện tẩy giun định kỳ 2-3 lần một năm. Bạn có thể dùng nhóm thuốc tẩy giun có chứa Mebendazole. Chất này tác động trực tiếp lên giun mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số nhãn hiệu thuốc tẩy giun phổ biến trên thị trường và có bán tại hầu hết các nhà thuốc hiện nay là Fugacar, Phardazone.
Cẩm Ly