Phim truyền hình Đát Kỷ Trụ Vương có tựa gốc Bảng phong thần, phóng tác một phần tiểu thuyết kỳ ảo Phong thần diễn nghĩa (ra đời thời nhà Minh). Phim lên sóng TVB vào mùa hè 2001, đến nay vừa tròn 20 năm. Dù hạn chế về kỹ xảo và có nhiều biến tấu khác biệt so với nguyên tác, bộ phim vẫn được đón nhận rộng rãi, trở thành bản chuyển thể thành công nhất nhờ yếu tố tình thân, tình bạn, tình yêu được khắc họa dung dị nhưng sâu sắc.
Phim truyền hình Đát Kỷ Trụ Vương có tựa gốc Bảng phong thần, phóng tác một phần tiểu thuyết kỳ ảo Phong thần diễn nghĩa (ra đời thời nhà Minh). Phim lên sóng TVB vào mùa hè 2001, đến nay vừa tròn 20 năm. Dù hạn chế về kỹ xảo và có nhiều biến tấu khác biệt so với nguyên tác, bộ phim vẫn được đón nhận rộng rãi, trở thành bản chuyển thể thành công nhất nhờ yếu tố tình thân, tình bạn, tình yêu được khắc họa dung dị nhưng sâu sắc.
Thông thường, phim 40 tập là các dự án trọng điểm của TVB. Quy tụ các ngôi sao như Nguyên Hoa, Uyển Quỳnh Đan, Trần Hạo Dân, Ôn Bích Hà và nhiều nghệ sĩ gạo cội, Đát Kỷ Trụ Vương càng xứng danh chế tác lớn. Nhưng thực tế, phim này rất eo hẹp về kinh phí. Lúc quay nửa sau, đoàn gần như cạn tiền.
Thông thường, phim 40 tập là các dự án trọng điểm của TVB. Quy tụ các ngôi sao như Nguyên Hoa, Uyển Quỳnh Đan, Trần Hạo Dân, Ôn Bích Hà và nhiều nghệ sĩ gạo cội, Đát Kỷ Trụ Vương càng xứng danh chế tác lớn. Nhưng thực tế, phim này rất eo hẹp về kinh phí. Lúc quay nửa sau, đoàn gần như cạn tiền.
Đạo cụ và kỹ xảo của phim vô cùng thô sơ nhưng chất lượng nội dung và diễn xuất bù đắp lại. Nhờ vậy, phim được thông cảm nhiều hơn.
Đạo cụ và kỹ xảo của phim vô cùng thô sơ nhưng chất lượng nội dung và diễn xuất bù đắp lại. Nhờ vậy, phim được thông cảm nhiều hơn.
Video bình luận phim trên trang Bilibili cho hay: "Đoàn phim nghèo đến nỗi Đát Kỷ mặc một chiếc áo yếm suốt 40 tập, mũ đội đầu của Na Tra được làm bằng bìa cứng, toàn bộ vũ khí được làm giả bằng nhựa. Mười mấy diễn viên quần chúng quay đi quay lại không biết bao nhiêu lượt mới diễn tả được khung cảnh mấy trăm nghìn đại quân giao chiến. Nhiều khi, diễn viên quần chúng nam phải giả gái vào vai nha hoàn hầu hạ Trụ Vương. Thất tiên nữ hạ phàm biểu cảm cứng đờ, rõ ràng là người qua đường được gọi vào đóng, không có chút nào khí chất tiên nữ".
Video bình luận phim trên trang Bilibili cho hay: "Đoàn phim nghèo đến nỗi Đát Kỷ mặc một chiếc áo yếm suốt 40 tập, mũ đội đầu của Na Tra được làm bằng bìa cứng, toàn bộ vũ khí được làm giả bằng nhựa. Mười mấy diễn viên quần chúng quay đi quay lại không biết bao nhiêu lượt mới diễn tả được khung cảnh mấy trăm nghìn đại quân giao chiến. Nhiều khi, diễn viên quần chúng nam phải giả gái vào vai nha hoàn hầu hạ Trụ Vương. Thất tiên nữ hạ phàm biểu cảm cứng đờ, rõ ràng là người qua đường được gọi vào đóng, không có chút nào khí chất tiên nữ".
Uyển Quỳnh Đan, Tiền Gia Lạc và Diệp Uẩn Nghi không nhịn được cười với bộ đồ đạo cụ giả cơ thể ghép từ củ sen của Na Tra (Trần Hạo Dân).
Uyển Quỳnh Đan, Tiền Gia Lạc và Diệp Uẩn Nghi không nhịn được cười với bộ đồ đạo cụ giả cơ thể ghép từ củ sen của Na Tra (Trần Hạo Dân).
Nam chính Trần Hạo Dân bỏ tiền túi thu âm ca khúc nhạc phim. Tìm tới tìm lui, anh cũng không mời được ca sĩ nào hát cùng. Về sau, diễn viên Lưu Ngọc Thúy (đóng vai phụ trong phim) nhận lời song ca với Trần Hạo Dân.
Nam chính Trần Hạo Dân bỏ tiền túi thu âm ca khúc nhạc phim. Tìm tới tìm lui, anh cũng không mời được ca sĩ nào hát cùng. Về sau, diễn viên Lưu Ngọc Thúy (đóng vai phụ trong phim) nhận lời song ca với Trần Hạo Dân.
Uyển Quỳnh Đan năm ấy 36 tuổi, hơn Trần Hạo Dân sáu tuổi nhưng vào vai mẹ của anh trong phim. Quen thuộc với hình ảnh xấu xí, quê mùa và chọc cười trong nhiều phim hài, tài nữ phim Hong Kong hơi lo lắng trong lần đầu đóng vai bi - người phụ nữ khổ mệnh bị chồng phụ bạc, con hỗn láo. Lúc quay Đát Kỷ Trụ Vương, cô từng bị thương và nhận tin buồn hai người thân qua đời.
Uyển Quỳnh Đan kể chuyện trong nước mắt: "Lúc ngã bệnh, mẹ gọi điện bảo tôi không cần về thăm bà. Tôi chưa bao giờ đi quay xa nhà liền một tháng như vậy. Trước hôm tôi đi, mẹ chuẩn bị sẵn hành lý cho tôi. Tôi không ngờ đó là lần cuối gặp mẹ. Tôi luôn hối tiếc về chuyện này".
Nhận tin mẹ mất mà không thể về nhìn mặt lần cuối, Uyển Quỳnh Đan đem nỗi đau từ đời vào phim, diễn xuất sắc cảnh khóc cạn nước mắt vì con trai Na Tra. Nhân vật Ân Thập Nương vốn qua đời sớm từ đầu phim, nhưng vì Uyển Quỳnh Đan diễn quá tốt, đạo diễn viết thêm cảnh cho cô và giữ nhân vật đến cuối cùng.
Uyển Quỳnh Đan năm ấy 36 tuổi, hơn Trần Hạo Dân sáu tuổi nhưng vào vai mẹ của anh trong phim. Quen thuộc với hình ảnh xấu xí, quê mùa và chọc cười trong nhiều phim hài, tài nữ phim Hong Kong hơi lo lắng trong lần đầu đóng vai bi - người phụ nữ khổ mệnh bị chồng phụ bạc, con hỗn láo. Lúc quay Đát Kỷ Trụ Vương, cô từng bị thương và nhận tin buồn hai người thân qua đời.
Uyển Quỳnh Đan kể chuyện trong nước mắt: "Lúc ngã bệnh, mẹ gọi điện bảo tôi không cần về thăm bà. Tôi chưa bao giờ đi quay xa nhà liền một tháng như vậy. Trước hôm tôi đi, mẹ chuẩn bị sẵn hành lý cho tôi. Tôi không ngờ đó là lần cuối gặp mẹ. Tôi luôn hối tiếc về chuyện này".
Nhận tin mẹ mất mà không thể về nhìn mặt lần cuối, Uyển Quỳnh Đan đem nỗi đau từ đời vào phim, diễn xuất sắc cảnh khóc cạn nước mắt vì con trai Na Tra. Nhân vật Ân Thập Nương vốn qua đời sớm từ đầu phim, nhưng vì Uyển Quỳnh Đan diễn quá tốt, đạo diễn viết thêm cảnh cho cô và giữ nhân vật đến cuối cùng.
Từ trái qua: Trần Hạo Dân, Uyển Quỳnh Đan, Tiền Gia Lạc, Lý Gia Thanh và Diệp Tuyền quay Đát Kỷ Trụ Vương hơn 20 năm trước.
Từ trái qua: Trần Hạo Dân, Uyển Quỳnh Đan, Tiền Gia Lạc, Lý Gia Thanh và Diệp Tuyền quay Đát Kỷ Trụ Vương hơn 20 năm trước.
Nhân vật Lôi Chấn Tử là một người tốt, chiến hữu tốt của Na Tra. Nhưng vì tạo hình quái dị thân người, có cánh, đầu và mặt giống đại bàng, nhân vật này làm nhiều khán giả, đặc biệt là trẻ con, sợ hãi. Mỗi ngày, Lý Gia Thanh luôn phải dậy sớm nhất đoàn, hóa trang từ 5-6h sáng. Đóng vai này quá thành công, anh bị khán giả quên mất gương mặt thật hiền lành, mang nét đẹp lai tây ngoài đời.
Nhân vật Lôi Chấn Tử là một người tốt, chiến hữu tốt của Na Tra. Nhưng vì tạo hình quái dị thân người, có cánh, đầu và mặt giống đại bàng, nhân vật này làm nhiều khán giả, đặc biệt là trẻ con, sợ hãi. Mỗi ngày, Lý Gia Thanh luôn phải dậy sớm nhất đoàn, hóa trang từ 5-6h sáng. Đóng vai này quá thành công, anh bị khán giả quên mất gương mặt thật hiền lành, mang nét đẹp lai tây ngoài đời.
Vào vai Trụ Vương háo sắc, diễn viên Trịnh Tử Thành nhiều lần ngượng chín mặt vì các cảnh nóng bỏng. Khi ôm hôn các mỹ nữ trong bể rượu, Trụ Vương lộ vẻ khoái trá nhưng thực tế, Trịnh Tử Thành toát mồ hôi hột, người run rẩy vì lạnh và sợ.
20 năm trôi qua, anh vẫn khó quên sức nặng và sức nóng của những bộ phục trang ba, bốn lớp cùng sự khó chịu khi đeo tóc giả, lông mày giả, râu giả dưới trời 36 độ. Riêng mũ đội đầu của Trụ Vương làm bằng inox mất cả tiếng mới đội được.
Kỷ niệm đáng sợ nhất của Trịnh Tử Thành ở hậu trường phim liên quan đến ngựa. Chưa từng cưỡi ngựa nhưng anh phải thể hiện mình cưỡi rất giỏi. Trước giờ quay, nghệ sĩ Nguyên Hoa cưỡi ngựa chạy một vòng để con ngựa của ông khởi động. Con ngựa của Trịnh Tử Thành thấy vậy đuổi theo, làm Trịnh Tử Thành bị chạy vòng quay, xém chút bị hất xuống đường. May mắn, Trịnh Tử Thành tự nhảy xuống được khỏi lưng ngựa. Lúc vào quay thật, anh sợ tái mặt mà vẫn bị đạo diễn nhắc lấy khí thế.
Vào vai Trụ Vương háo sắc, diễn viên Trịnh Tử Thành nhiều lần ngượng chín mặt vì các cảnh nóng bỏng. Khi ôm hôn các mỹ nữ trong bể rượu, Trụ Vương lộ vẻ khoái trá nhưng thực tế, Trịnh Tử Thành toát mồ hôi hột, người run rẩy vì lạnh và sợ.
20 năm trôi qua, anh vẫn khó quên sức nặng và sức nóng của những bộ phục trang ba, bốn lớp cùng sự khó chịu khi đeo tóc giả, lông mày giả, râu giả dưới trời 36 độ. Riêng mũ đội đầu của Trụ Vương làm bằng inox mất cả tiếng mới đội được.
Kỷ niệm đáng sợ nhất của Trịnh Tử Thành ở hậu trường phim liên quan đến ngựa. Chưa từng cưỡi ngựa nhưng anh phải thể hiện mình cưỡi rất giỏi. Trước giờ quay, nghệ sĩ Nguyên Hoa cưỡi ngựa chạy một vòng để con ngựa của ông khởi động. Con ngựa của Trịnh Tử Thành thấy vậy đuổi theo, làm Trịnh Tử Thành bị chạy vòng quay, xém chút bị hất xuống đường. May mắn, Trịnh Tử Thành tự nhảy xuống được khỏi lưng ngựa. Lúc vào quay thật, anh sợ tái mặt mà vẫn bị đạo diễn nhắc lấy khí thế.
Ôn Bích Hà được bình chọn là Đát Kỷ đẹp và quyến rũ nhất trên màn ảnh. Cô luôn mặc hở hang, khoe vai trần, dáng gợi cảm và nhan sắc ma mị.
Ôn Bích Hà được bình chọn là Đát Kỷ đẹp và quyến rũ nhất trên màn ảnh. Cô luôn mặc hở hang, khoe vai trần, dáng gợi cảm và nhan sắc ma mị.
Một lần quay cảnh chèo thuyền, Tiền Gia Lạc (giữa, đóng vai Dương Tiễn) vừa rời khỏi bờ chưa được bao xa đã nói đùa "Bye bye" với cả đoàn khiến không ai nhịn được cười. Anh tưởng rằng khoảng cách đủ xa để lời thoại không bị lọt vào máy thu thanh.
Một lần quay cảnh chèo thuyền, Tiền Gia Lạc (giữa, đóng vai Dương Tiễn) vừa rời khỏi bờ chưa được bao xa đã nói đùa "Bye bye" với cả đoàn khiến không ai nhịn được cười. Anh tưởng rằng khoảng cách đủ xa để lời thoại không bị lọt vào máy thu thanh.
Kỷ niệm vui nhất của Tiền Gia Lạc là ở tập cuối phim, anh chính là người tiêu diệt nhân vật phản diện Tỳ Bà do Thang Doanh Doanh đóng. Hơn 10 năm sau, họ nên duyên vợ chồng ngoài đời.
Kỷ niệm vui nhất của Tiền Gia Lạc là ở tập cuối phim, anh chính là người tiêu diệt nhân vật phản diện Tỳ Bà do Thang Doanh Doanh đóng. Hơn 10 năm sau, họ nên duyên vợ chồng ngoài đời.
Diễn viên Lỗ Chấn Thuận hồi tưởng cảnh nhân vật Tỷ Can móc tim trước mặt Trụ Vương: "Tay tôi cầm tim lợn thật. Nội tạng để lâu thì các bạn biết mùi thế nào rồi đó. Nhưng tôi đâu còn cách nào, làm diễn viên phải biết chịu đựng trong mọi tình huống.
Diễn viên Lỗ Chấn Thuận hồi tưởng cảnh nhân vật Tỷ Can móc tim trước mặt Trụ Vương: "Tay tôi cầm tim lợn thật. Nội tạng để lâu thì các bạn biết mùi thế nào rồi đó. Nhưng tôi đâu còn cách nào, làm diễn viên phải biết chịu đựng trong mọi tình huống.
Vi Gia Hùng đóng vai Thổ Hành Tôn có tuyệt chiêu độn thổ, nên suốt ngày bị dây cáp treo lên và quay vòng vòng không khác gì con quay. Sau một ngày quay 5-6 tiếng với dây cáp, anh nôn thốc nôn tháo.
Vi Gia Hùng đóng vai Thổ Hành Tôn có tuyệt chiêu độn thổ, nên suốt ngày bị dây cáp treo lên và quay vòng vòng không khác gì con quay. Sau một ngày quay 5-6 tiếng với dây cáp, anh nôn thốc nôn tháo.
Đát Kỷ Trụ Vương là thanh xuân của Trần Hạo Dân và Diệp Tuyền.
Phong Kiều (Theo HK01, KK News, 163)