Với loại tội phạm buôn bán ma tuý thì vụ nào cũng thế, dù là trinh sát, điều tra viên cấp tỉnh hay cấp bộ thì công việc này vẫn chẳng bớt nhọc nhằn. Và trong đường dây ma tuý lớn Hà Giang - Tuyên Quang liên quan đến nhiều cán bộ công an, quân đội của nhiều tỉnh lại càng vất vả bội phần.
Từ vụ bắt quả tang tên Trần Hữu Thuỷ và Lại Trung Thông vận chuyển 4 khẩu súng tại km số 9, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội ngày 1/12/2004. Số vũ khí này, Thủy mua tại nhà Lại Trung Thông ở Hà Nội và trên đường đưa về Tuyên Quang. Khám xét nhà Thuỷ, cơ quan điều tra còn thu được 8 khẩu súng khác được giấu trong chiếc hầm bí mật ngay trong nhà Thuỷ.
Trong khi các điều tra viên đang khám nhà Thuỷ thì có Lý Thị Sình (vợ của Trương Phát Hoà) mang tiền đến để mua súng. Theo lời khai của Thuỷ thì Sình là "bồ cũ" từ thời Thuỷ còn là bộ đội biên phòng ở Phố Bảng, Đồng Văn, Hà Giang. Từ lời khai nhận từng mua súng của Nguyễn Mạnh Đức (nguyên thủ kho của Trung tâm cơ khí và vũ khí chuyên dụng thuộc Cục E16, Bộ Công an) và bán lại cho vợ chồng Trương Phát Hoà, Lý Thị Sình và nhiều mối làm ăn khác liên quan đến nhiều cán bộ quân đội, công an nên chuyên án được chuyển giao cho cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra
Ngay sau khi vụ án Trần Hữu Thuỷ được giao cho C17 thụ lý, với suy đoán tinh tường và nhạy cảm rằng việc buôn bán vũ khí quân dụng là một mảng không thể tách rời trong các chuyến hàng cấm: thuốc phiện và heroin, nên dù nhiều nguy hiểm rình rập, các trinh sát, điều tra viên quyết lần hết cuối đường dây "bạch tuộc" này.
Dù trước đó cả Thuỷ và Trương Phát Hoà chỉ nhất nhất nhận hành vi mua bán vũ khí quân dụng, không thừa nhận tham gia mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Nhưng khi được chuyển về trại tạm giam T16, bằng các biện pháp nghiệp vụ, trong những lời khai nhỏ giọt của 2 bị can sừng sỏ này, đặc biệt là Trương Phát Hoà đã dần lộ ra đường dây vận chuyển, buôn bán ma tuý liên tỉnh cực kỳ lớn, xuyên hầu hết các tỉnh phía Bắc.
Cũng từ những lời khai trên, các "đại gia" ma tuý người lần lượt sa lưới. Với các trinh sát, điều tra viên C17, mỗi một tên tội phạm sa lưới là một chiến công mà giấu sau nó là bao mồ hôi, và không ít máu đã đổ. Một trinh sát phòng 4 của C17 nhớ lại: Những chuyến xe đi lên Đồng Văn (Hà Giang) là nỗi kinh hoàng đối với anh. Cứ thử tính quãng đường 200 km, đường đồi núi chiếm hơn 2/3. Đường rừng, trơn trượt, khó đi chỉ là một lẽ, nhưng cái kiểu cầm đèn pin rọi đường cho ôtô chạy mới là cái khổ. Anh giải thích, tất cả các lần vây bắt tội phạm đều phải đi vào đêm vì nếu đi ban ngày, sẽ bị lộ ngay lập tức, đặc điểm của miền núi hẻo lánh rất ít người, chỉ cần có người lạ ở vùng khác đến là người ta biết ngay, cũng vì thế tội phạm sẽ cảnh giác hơn, thấy động là "lủi" ngay vào rừng.
Đường rừng núi vào ban đêm dày đặc sương, nhiều đoạn không thể đi nổi nếu chỉ có đèn pha ô tô, chính vì vậy mà nhiều trinh sát phải "cầm đèn chạy trước ô tô" thì mới thông được. Đã vậy phải đi nhanh để kịp giờ, khi chưa rõ mặt người là phải có mặt tại địa điểm đã định mới hòng tóm được tội phạm. Khi đặt chân đến hang ổ của tội phạm rồi vẫn còn đó không ít hiểm nguy. Người dân sống xung quanh biên giới vốn ít biết về pháp luật, những kẻ phạm tội lại càng hung tợn hơn, đã không ít vụ thanh toán đẫm máu ngay tại nhà nạn nhân chỉ vì thiếu sòng phẳng trong làm ăn kinh tế, nhiều vụ đặt mìn nổ tung cả nhà chỉ vì những thù tức vặt vãnh nên việc bắt được một tên tội phạm ở đây là mỗi chuyện không thể quên.
Song song với việc khai thác các đầu mối lớn về ma tuý, các trinh sát tiếp tục vây bắt, mở rộng vụ án, đến ngày kết thúc điều tra vụ án, có tổng cộng 52 bị can tham gia vào đường dây buôn bán ma tuý cách đây gần 13 năm với tổng số ma tuý lên tới
Nhân vật được xem là "đại gia" trong đường dây ma tuý lớn này là Nguyễn Văn Tiến, tuổi, quê gốc ở Thường Tín, Hà Tây. Trong vụ án này riêng Tiến buôn bán khoảng thuốc phiện và heroin. Tiến vốn là một lái xe tải đường dài, chuyên chở vật liệu xây dựng. Được mệnh danh là Tiến "Còi", nhưng bản tính láu cá, có duyên ăn nói nên có khá nhiều phụ nữ phải lòng Tiến.
Không chỉ dừng lại ở việc quyến rũ các em, các bà theo mình, các kiều nữ này cũng nhanh chóng trở thành tây chân đắc lực giúp Tiến buôn ma tuý. Nhiều phụ nữ là công chức nhà nước cũng bị Tiến lôi kéo vào con đường phạm tội. Có người, ít sau một thời gian dài theo Tiến và bị bỏ rơi vì không còn sức hấp dẫn, đã tìm cách tự vẫn vì uất ức.
Ngoài những người phụ nữ chân yếu tay mềm, Tiến còn lôi kéo Nguyễn Quốc Trị, Hoàng Ái Đạt. Đặc biệt trong số này có Phạm Văn Phương, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Phượng Anh. Trước đây, có một thời gian, Phương phụ xe cho Tiến và sa chân, trở thành đồng phạm của Tiến. Đó cũng là thời gian, nhiều người sống ở những vùng dân tộc miền núi phía bắc coi việc buôn bán, vận chuyển ma tuý như một thứ hàng hoá thuần tuý như người ta mua gạo, bán rau ngoài chợ vậy. Còn Tiến lợi dụng vào việc chở hàng, "đại gia" ma túy này đã thiết kế thêm một ngăn trong bình xăng để giấu ma tuý. Các chuyến hàng trắng, đen cứ thế trọt lọt, vòng vèo qua nhiều tỉnh phía Bắc trên những chuyến xe hàng của Tiến.
Cũng từ "đại gia" Tiến, các điều tra viên lần ra đường dây ma tuý chằng chịt của nhiều "tập đoàn gia đình" khác nhau như gia đình Lý Hội Sèo, Phùng Triệu Hải, Phạm Văn Dương cùng với nhiều mối quan hệ khăng khít của một số cán bộ công an, biên phòng cách đây đã nhiều năm. Có nhà có số bị can lên tới gần 10 người, điển hình là gia đình bị can nữ Lý Hội Sèo. Sèo là bị can nữ đứng đầu trong vụ án, nhưng với bản tính "nữ nhi" nên không thể tỏ ra "rắn mặt" trước các điều tra viên.
Khi bị "tóm", Lý Hội Sèo nhanh nhau khai hết những gì mình làm và cả những gì mình biết. Thậm chí đứa con út của là Lý Hội Hùng, phạm tội rồi bỏ trốn sang Trung Quốc bà ta cũng khai ráo. Con rể đắc lực nhất cho "ma nữ" Lý Thị Sèo chính là Trương Phát Hoà và Lý Thị Sình, còn chồng của bà ta cũng bị án tù 20 năm vì buôn ma tuý. Cái gương tày liếp của chồng vẫn không thể giúp bị can Sèo cùng con rể là Phạm Văn Phương, Giám đốc Công ty TNHH Phương Anh soi vào, mà họ làm ngơ và tiếp tục buôn bán ma tuý. Ngoài ra còn có gia đình anh em Phùng Triệu Hải, anh em Phạm Xuân Lộc, Phạm Văn Tuấn...
Khánh Ngọc