Đầu tháng 5 vừa rồi Panasonic đã tung ra thị trường loại pin tiểu đầu tiên "chuyên dụng cho camera và các thiết bị số", với quảng cáo dùng lâu tới gấp đôi pin tiểu thường nhưng có giá tương đương. Câu hỏi dùng pin nào cho kinh tế nhất lại được đưa ra.
Pin Oxyride Panasonic mới tung ra. |
Pin kiềm (Alkaline)
Đây là loại pin dùng một lần thông dụng nhất hiện nay bởi giá thành thấp mà dụng lượng đủ cao. Pin kiềm có đủ loại hình dáng, từ loại thông dụng AA (ta quen gọi là pin tiểu) đến AAA (pin mini) hoặc C (pin trung), D (pin đại). Ở đây ta chỉ xét đến pin dùng cho máy ảnh là loại AA thông thường. Ở kích cỡ này, một pin AA thường có dung lượng 2.700-3.000 mAh và có hiệu điện thế khoảng 1,5 V. Dung lượng từ 3.000 mAh trở lên thường thấy ở những pin cao cấp từ những hãng tên tuổi như Duracell hoặc Energizer với đủ những khẩu hiệu như “ultra power” hay “xtra power”.
Tuy nhiên qua các kiểm tra về pin, về mặt dung lượng mà nói, kể cả những pin của các hãng đắt tiền lần những pin của các hãng rẻ tiền hơn đều cho công suất sử dụng nói chung không chênh lệch nhau nhiều. Sự khác nhau chỉ là hình thức, độ an toàn hoặc những tính năng thêm, chẳng hạn pin của Duracell có thể kiểm tra dung lượng, trong khi pin Con thỏ thì không. Vì thế bài toán kinh tế của người dùng pin kiềm là cứ tìm loại giá rẻ mà dùng.
Công suất (power), tính bằng Watt (bằng hiệu điện thế Volt nhân cường độ dòng điện Ampere (UxI)), ví dụ một pin alkaline 1,5 V dung lượng 2.500 mAh sẽ “khỏe” hơn pin sạc Ni-Mh 1,2 V 2.500 mAh. Năng lượng (energy) được tính bằng công suất theo thời gian Ws (Watt trên giây) hoặc kW/h. Dung lượng (capacity) được tính bằng miliAmpe trên giờ (mAh). Ví dụ, một pin có dung lượng 2.300 mAh có thể sản sinh ra 2.300 mA trong 1 giờ hoặc 1 mA trong 2.300 giờ. Mật độ năng lượng (energy density) thường được tính bằng Wh/kg. Ví dụ mật độ năng lượng của pin sạc Ni-Mh khoảng 60-120 Wh/kg, trong khi của pin Lithium-Ion là 110-160 Wh/kg. |
Do đặc tính dễ sản xuất, chất lượng tốt, năng lượng cao và lại rất phổ biến nên đối với những máy ảnh dùng pin tiểu, việc phải mang thêm pin dự phòng không phải là điều quan trọng lắm. Một lợi thế khác của pin kiềm là nếu không dùng thì không bị suy hao năng lượng (hoặc rất thấp, một tháng chỉ mất khoảng 0,3%), vì thế pin có thể để được rất lâu và với những thiết bị tiêu tốn ít năng lượng như đồng hồ, radio, pin kiềm vẫn là lựa chọn số 1.
Pin Oxyride của Panasonic
Pin này mới được Panasonic giới thiệu ra thị trường tháng vừa rồi với công nghệ cải tiến trong việc dùng các vật liệu mới cho cực dương catốt (cathode) (Oxy Nickel Hydroxide và mangan dioxide). Pin Oxyride cũng đã gây được tiếng vang lớn bởi giá thành rẻ, chỉ tương đương như pin kiềm xịn của các hãng khác nhưng lại có công suất mạnh hơn (do có hiệu điện thế cao hơn: 1,7 V so với pin thường: 1,5 V). Như vậy có nghĩa khi lắp pin kiềm thường và pin Oxyride cùng dung lượng, pin Oxyride sẽ sinh công suất mạnh hơn, đèn flash sáng hơn đồng thời công nghệ chế tạo mới lại tăng tuổi thọ sử dụng của pin.
Các cuộc kiểm định của tạp chí PCWorld cho thấy số lượng ảnh chụp bằng pin mới này nhiều gấp rưỡi đến gấp đôi so với máy ảnh chụp bằng pin kiềm thường. Thời gian sạc lại giữa hai lần chụp ảnh cũng nhanh hơn. Với giá thành ở Mỹ khoảng 4 USD/4 viên, bằng giá của pin Ultra Alkaline của Duracell, pin Oxyride là một ứng cử viên sáng giá cho máy ảnh hoặc đèn flash cần nguồn năng lượng lớn trong thời gian ngắn. Nhưng cuộc thử nghiệm này cũng chỉ ra rằng, đối với những thiết bị tiêu hao ít năng lượng trong thời gian dài như đồng hồ, thì thời gian dùng pin Oxyride chỉ ngang, thậm chí còn kém hơn pin Alkaline thông thường, đúng như Panasonic biện hộ rằng, pin Oxyride được chế tạo riêng để nhắm vào thị trường máy ảnh số.
Pin Lithium
Cũng là Lithium nhưng đây là loại pin không sạc, khác với loại Lithium-ion sạc được. Pin Lithium lợi thế là hoạt động tốt trong nhiệt độ thấp, nhẹ chỉ bằng phân nửa pin thường nhưng vẫn có dung lượng lớn, khoảng 3.000 mAh, mà theo quảng cáo sẽ dùng được lâu hơn gấp 5 lần pin thường trong camera số và 3 lần trong đèn flash. Đổi lại giá tiền pin Lithium dùng một lần lại cao, xấp xỉ khoảng 10 USD/4 viên AA, so với những loại pin AA rẻ tiền giá chỉ khoảng 1 USD/4 viên. Vì thế, theo nhận định của Số Hoá, pin Lithium sẽ phát huy ưu thế của mình trong các thiết bị như camera số, đèn flash, trừ một nhược điểm nho nhỏ là thời gian sạc lại giữa hai lần chụp flash sẽ lâu hơn một chút so với pin Alkaline thường do đặc tính của Lithium.
Nếu bạn không quá quan tâm đến giá cả và không muốn bận tâm về thay pin hay sạc pin thì Lithium dùng một lần vẫn là một lựa chọn tốt. Nhưng đối với những máy móc tiêu thụ ít năng lượng trong một thời gian dài như đồng hồ thì thời gian sử dụng pin này lại không nhiều đủ để xứng đáng với số tiền đầu tư so với pin Alkaline