Di chuyển bằng xe ôtô là ám ảnh với nhiều người. Ảnh: Hồng Liên. |
1. Sử dụng thuốc, cao dán
Bạn nên ăn nhẹ và uống thuốc chống say trước khi lên xe khoảng nửa tiếng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cao dán ở sau tai. Bạn có thể dán thêm miếng Salonpas ở rốn.
2. Ngồi phía trước
Càng ngồi phía trên, khả năng bạn đối mặt với những cơn say xe càng giảm. Bạn nên tập trung nhìn về phía trước, càng xa càng tốt. Đối với các phương tiện có hàng ghế xếp theo hai chiều, bạn nên chọn ghế cùng phía với hướng đi. Bạn không nên nhìn nhiều qua cửa kính, nhìn các vật lướt qua mắt sẽ khiến bạn chóng mặt.
3. Sử dụng vỏ cam, chanh, gừng tươi hay bánh mì
Trong vỏ các loại hoa quả này có tinh dầu giúp bạn tỉnh táo còn bánh mì cũng có tác dụng giúp bạn đỡ nôn nao.
4. Hạn chế đọc sách, nhắn tin, đi lại trên xe
Bạn không nên làm các công việc đòi hỏi phải có sự tập trung như đọc sách báo, làm việc bằng laptop, sử dụng điện thoại nhắn tin, chơi games. Bạn cũng đừng đi lại, đứng lên nhiều trong quá trình di chuyển.
5. Tránh ăn quá no
Bạn nên ăn vừa phải, tránh các sản phẩm gây đầy bụng, các đồ có liên quan tới sữa, nước trái cây.
6. Xử sự hợp lý với điều hòa
Tránh để gió tự nhiên hoặc điều hòa thổi trực tiếp vào mặt, đầu. Nếu thời tiết mát mẻ, bạn nên mở cửa sổ, để không khí bên ngoài vào trong xe. Khi trời nóng hoặc quá lạnh, nên sử dụng điều hòa. Nếu xe có mùi, nên để trong xe các loại hoa quả có tác dụng khử mùi như dứa hoặc ngửi vỏ chanh.
7. Tranh thủ ngủ trên xe
Chợp mắt khi di chuyển sẽ giúp cho hành trình của bạn ngắn lại. Thời gian bạn phải lo lắng cho cơn say xe cũng bớt đi khi bạn trò chuyện với bạn đồng hành.
8. Giữ gìn sức khỏe trước chuyến đi
Trước khi có những chuyến đi dài, bạn không nên tham gia nhiều hoạt động tốn sức. Nhiều người có thể bị say xe do sức khỏe yếu.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tâm lý "minh chắc chắn sẽ say". Bạn nên lạc quan và cố quên đi cảm giác sẽ phải đối mặt với nỗi lo lắng khi đi xe.
* Bạn có thể chia sẻ thêm những kinh nghiệm chống say xe bằng cách viết vào comment dưới đây.