1. Chủ động cho người khác biết về những kiến thức bạn đang có
Một vấn đề quan trọng mà người hướng nội cần giải quyết là họ có xu hướng tránh xa ánh đèn sân khấu. Thông thường, họ lặng lẽ hoàn thành công việc và có một lượng kiến thức sâu rộng, nhưng không phải lúc nào họ cũng cho người khác biết những gì mình đang làm. Điều này dẫn đến việc những người hướng nội có năng lực cao bị bỏ qua cho những vai trò quan trọng mà họ thực sự có thể làm tốt nhất cũng như giúp mọi người trở nên xuất sắc.
Trong những trường hợp như vậy, người hướng nội cần thúc đẩy bản thân, tạo điều kiện cho những người khác biết bản thân họ hiểu gì, có thể làm gì. Nên chủ động chia sẻ kiến thức với những người khác, bởi điều này giúp người khác hiểu được những nỗ lực to lớn của bạn ra sao và hỗ trợ người khác tiến bộ.
2. Đặt mình vào vai trò lãnh đạo
Ngoài việc chủ động thể hiện kiến thức, khả năng của bản thân, bất cứ khi nào những người hướng nội cũng nên tình nguyện đảm nhận các vị trí lãnh đạo. Những vai trò này sẽ giúp người hướng nội thiết lập uy quyền của họ mà không cần đến các phương pháp thông thường là thể hiện mình to tiếng hơn, tự hào hơn đám đông. Nhờ vị trí lãnh đạo, những người khác sẽ tự nhiên lắng nghe người hướng nội khi họ quyết định nói hoặc thể hiện sở thích của mình.
Có một lợi thế là mọi người thực sự thích nhiều nhà lãnh đạo hướng nội, bởi típ người này có xu hướng chu đáo và thận trọng hơn, ít khoa trương và ít bốc đồng hơn.
3. Sử dụng các phương tiện liên lạc thay thế như email
Nếu nói chuyện và giao tiếp xã hội không phải là cách tự nhiên để gây chú ý hoặc được đồng nghiệp lắng nghe, người hướng nội không nên ngần ngại sử dụng các phương tiện giao tiếp khác mà họ cảm thấy thoải mái hơn. Ví dụ, nhiều người hướng nội có xu hướng thích viết lách hơn. Nếu vậy, họ nên chia sẻ mọi suy nghĩ, ý tưởng, câu chuyện cười... qua email hoặc tờ rơi để mọi người biết bạn đang nghĩ gì. Tuy một số người phàn nàn rằng họ có quá nhiều email tại nơi làm việc, trên thực tế, đây vẫn là cách có tổ chức và hiệu quả để mọi người hiểu rõ những gì bạn muốn nói.
4. Tạo ra ý tưởng và lan tỏa chúng
Người hướng nội có xu hướng thích không gian tâm lý hơn để giải quyết và phân tích vấn đề. Theo đó, họ có thể đưa ra những giải pháp tuyệt vời cho các nhiệm vụ của công ty trong tầm tay. Người hướng nội không nên ngần ngại chủ động xem xét các vấn đề hoặc nút thắt cổ chai đã gây khó khăn cho công ty trong một thời gian, sau đó cho mọi người biết những gì họ nghĩ ra. Thể hiện khả năng tạo ra các ý tưởng và giải pháp sáng tạo sẽ giúp người hướng nội giành được thiện cảm của mọi người.
5. Xây dựng thời gian yên tĩnh và thời gian nghỉ ngơi theo lịch trình
Người hướng nội là những người có tâm hồn nhạy cảm và dễ bị kích thích quá mức bởi những tạp âm xã hội thông thường của không gian làm việc công cộng. Để giảm căng thẳng và tối đa hóa hiệu quả công việc, người hướng nội không nên ngần ngại xây dựng thời gian yên tĩnh và chia nhỏ lịch trình làm việc để họ có thể nạp lại năng lượng, tạo điều kiện cho các ý tưởng tuôn trào. Cuối cùng, họ thực sự làm việc năng suất và hiệu quả hơn khi được phép kiểm soát những yếu tố này.
6. Đừng để mọi thứ tích tụ
Những người hướng nội đôi khi bị mắc kẹt trong đầu và những suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ, bao gồm cả những suy nghĩ tiêu cực như căng thẳng, oán giận và những điểm bế tắc. Đây là những thời điểm mà trực tiếp gặp người khác và loại bỏ những suy nghĩ về mọi người thực sự có thể khơi thông dòng chảy của người hướng nội, giúp ngăn chặn sự tích tụ của thất vọng hoặc hiểu lầm.
Tình huống tồi tệ nhất là khi một người hướng nội để cho căng thẳng tích tụ đến mức họ trở nên cáu kỉnh hoặc bồn chồn một cách bất thường. Điều này có thể khiến những người khác sợ hãi hoặc lo lắng.
7. Chuẩn bị và tập dượt cho các cuộc họp, thuyết trình
Sự thiết lập giữa các cá nhân, chẳng hạn như các cuộc họp, có thể gây ra sự lo lắng ở những người hướng nội, bởi họ thích một không gian được kiểm soát nhiều hơn, ít tự phát hơn để sắp xếp suy nghĩ của mình. Điều quan trọng là chuẩn bị trước, thậm chí viết ra danh sách các mục tiêu hoặc ý tưởng mà bạn muốn truyền đạt hoặc tham khảo khi được hỏi trong cuộc họp. Đối với các bài thuyết trình, diễn tập và thực hành trước cũng có thể giúp xây dựng cảm giác tự tin bên trong về khả năng truyền đạt kiến thức của bạn cho người khác.
8. Xử lý những công việc khó nhằn và hoàn thành nó
Đôi khi những người hướng nội có thể xuất sắc trong việc giải quyết các dự án bị bỏ bê bởi những người khác hoặc những công việc mà người khác thấy khó khăn hoặc không thể vượt qua. Một lần nữa, đây là một cách chắc chắn để giành được thiện cảm và sự tôn trọng của những người hướng ngoại.
9. Kiến thức là sức mạnh
Do bản tính không nói nhiều, người hướng nội thường bị người hướng ngoại nhầm là không biết nhiều hoặc thiếu tự tin, vì họ không tự động nói ra những gì họ biết. Chìa khóa cho những người hướng nội là hãy trình bày kiến thức của mình vào các thời điểm chiến lược và khôn ngoan, để người khác nhận ra bạn không phải là kẻ ngốc mà bạn thực sự đáng gờm. Hãy sử dụng các kỹ năng, tư duy phân tích đo lường của bạn để giúp mọi người hoàn thành mục tiêu, và bạn sẽ được tôn trọng.
10. Tận dụng sự bí ẩn làm lợi thế
Đôi khi, việc trở nên hơi bí ẩn đối với người khác bằng cách nói đùa và thể hiện sự bí ẩn đó có thể mang lại lợi ích cho người hướng nội. Những khoảnh khắc hài hước bất ngờ, sở thích khác thường hoặc cách cư xử thoải mái hơn với người khác của người hướng nội có thể thu phục nhóm hướng ngoại - những người cho rằng không có cá tính nào bên dưới lớp vỏ trầm lặng của người hướng nội.
eBox là nền tảng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, nhằm giúp các độc giả phát triển bản thân, nâng cao giá trị cuộc sống. Đăng ký vé ưu đãi eBox tại đây. |
Hướng Dương (Theo Psychology Today)