Trong cuộc sinh, em bé được theo dõi tim bởi chiếc máy đặt trên bụng mẹ bầu. Khi tim bé có dấu hiệu không ổn, bác sĩ sẽ quyết định có cần khẩn cấp mổ lấy bé ra hay không. Vì vậy, bé có dây rốn quấn cổ vẫn có thể sinh bằng ngả tự nhiên.
Sản phụ Vũng Tàu chuyển dạ tại Bệnh viện Từ Dũ và sinh thường thành công, bé gái chào đời với 4 vòng dây rốn quấn cổ. Bé khóc to khi gặp mẹ và được da kề da với mẹ ngay sau sinh.
Cứ 3 trẻ chào đời, có một trường hợp dây rốn quấn cổ. Thường trẻ chỉ bị quấn một, hai vòng, ít khi quấn 4 vòng. Dây rốn quấn cổ quá chặt có thể ảnh hưởng lượng máu nuôi thai nhi, có khi gây tử vong cho bé. Khi dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể làm đầu thai nhi cúi không tốt, cản trở việc sinh ngả âm đạo.

Bé được da kề da với mẹ sau sinh. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Thai nhi có dây rốn quấn cổ có thể được phát hiện khi siêu âm thai. Tuy vậy, dây rốn quấn cổ không phải là chỉ định để trẻ phải sinh mổ. Thai phụ không nên quá lo lắng, chỉ cần theo dõi chặt chẽ. Tình trạng dây rốn quấn cổ cũng có thể hết khi thai có các xoay trở tự tháo quấn.
Độc giả cân nhắc khi xem ảnh bé có dây rốn quấn cổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp. |