Áp giải Huỳnh Kim Hoàng. |
Theo đó, 4 cán bộ bị bắt tạm giam gồm: nguyên giám đốc Huỳnh Kim Hoàng; Nguyễn Thị Hồng Thoa, tổ trưởng tổ dược chính, Phòng Nghiệp vụ; Trần Văn Hiệp, Trưởng phòng Điều vận và Lâm Ngọc Kiệt, trưởng Phòng Quản trị. Ba đối tượng bị khởi tố cho tại ngoại, nhưng cấm rời khỏi nơi cư trú gồm: Dư Mỹ Hạnh, phó giám đốc; Lê Tú, cán bộ Phòng điều vận phụ trách giao nhận hải quan và Dương Thị Xuân Hà, phó Phòng Tổ chức hành chánh. Sau khi công bố các quyết định khởi tố, bắt giam, cơ quan chức năng đã tiến hành khám xét trụ sở Công ty Yteco và nhà riêng các đối tượng trên.
Sài Gòn Giải Phóng cho biết, mọi chuyện được phanh phui khi Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) bất ngờ kiểm tra chứng từ nhập khẩu thuốc của Yteco vào chiều 22/9/2004 và phát hiện Yteco đã cạo sửa quota, tráo đổi toa thuốc, vắc-xin để nhập lậu cho các hãng dược nước ngoài nhằm mục đích trốn thuế với tổng giá trị lên đến gần 7 triệu USD đối với 3 loại thuốc: tân dược, nguyên liệu dược và vắc-xin. Theo kết quả điều tra ban đầu trong số 13 bộ hồ sơ nhập khẩu thuốc và vắc-xin của Yteco, trong 8 tháng đầu năm 2004 có 2 bộ hồ sơ bị cạo sửa để nhập lậu số lượng thuốc rất lớn, 11 bộ hồ sơ còn lại được cạo sửa, tráo đổi toa thuốc để trốn thuế nhập khẩu từ 10% xuống còn 0%.
Tổng giá trị khai báo số hàng nhập khẩu tại 13 hồ sơ này là 300.000
Khám xét tại Yteco. |
Theo quy định, bất cứ một loại thuốc nào muốn nhập khẩu vào Việt Nam phải có đơn hàng quy định chi tiết từng loại trình cho Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế. Khi nhận hàng, doanh nghiệp lập danh sách từng loại thuốc và kèm theo quota để cơ quan hải quan đối chiếu. Đối với các hãng dược nước ngoài, họ thường nhập thuốc vào Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện và thông thường họ sẽ liên kết với các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu thuốc trong nước như Yteco. Khi thị trường "sốt" loại thuốc nào, văn phòng đại diện của các hãng dược sẽ tức tốc đưa hàng cập cảng Việt Nam và yêu cầu Yteco tiến hành thủ tục nhập khẩu nhanh chóng vì nếu những lô hàng trên lưu kho bãi càng lâu thì thiệt hại của các hãng dược càng lớn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Cục Quản lý Dược cũng duyệt quota nhanh chóng để những lô hàng này được nhập. Chính vì muốn “đốt cháy giai đoạn”, Yteco đã liều lĩnh cạo sửa quota và tráo đổi toa thuốc... Cụ thể: Tại đơn hàng số 5777/QLD ngày 5/9/2003, Yteco nhập khẩu thuốc Ikonim không có trong danh mục đơn đặt hàng được phép nhập khẩu có trị giá lên tới 13.000 USD. Còn tại đơn hàng số 1431/QLD ngày 20/2/2004, Yteco nhập thuốc Ultra-Levure cũng không có trong danh mục được phép nhập khẩu với tổng trị giá gần 12.500 USD. Ngoài ra, Yteco còn nhập thuốc Anikef (trị giá 18.000 USD) và Volini Gel (trị giá gần 1.300 USD) trong khi 2 loại thuốc này cũng không được nhập.
Nghiêm trọng hơn, trong buổi làm việc với cơ quan chức năng TP HCM ngày 2/12/2004, giám đốc Yteco, Huỳnh Kim Hoàng đã thừa nhận rằng lãnh đạo Yteco đã cho sửa mục ghi số lượng 500 ống tiêm Isuprel là loại... thuốc độc cho Bệnh viện Thống Nhất. Còn đối với mặt hàng nguyên liệu dược và vắc-xin, Yteco đã cạo sửa hàng loạt đơn hàng để nhập khẩu trái phép. Ví dụ: vắc-xin Okavax giấy phép chỉ cho nhập 7.000 liều nhưng Yteco đã nhập đến 17.000 liều; chẳng hạn như trường hợp Yteco được Bộ Y tế cho nhập khẩu 35.000 lọ Favirab (loại 5 ml - là loại huyết thanh kháng dại). Theo công văn của Bộ Y tế thì lô hàng ấy để phục vụ cho Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,... và việc nhập khẩu chỉ có giá trị đến ngày 10/4/2004. Thế nhưng mãi đến ngày 14/6/2004, tức giấy phép trên đã hết hạn 2 tháng 5 ngày, nhưng Yteco đã cạo sửa ngày 10/4/2004 thành ngày 10/7/2004 nhằm "lùi" lại ngày nhập khẩu... Một số người ví von, từ cơ quan nhập khẩu thuốc cho bệnh nhân, Yteco đã trở thành “thùng rác” y tế.