Để giúp anh ấy hiểu được điều này không dễ chút nào. Bởi vậy, hãy quên đi những câu chỉ trích kiểu như "anh là chúa lười, chẳng bao giờ động tay làm việc nhà" khi muốn nhờ chồng giặt quần áo hay gấp hộ chăn màn.
Đàn ông quan niệm họ làm việc nhà vì thích chứ đó không phải là việc của họ. Và thế là thay vì đứng dậy nghe vợ sai bảo, họ sẽ tỉnh queo gác chân lên ghế nghe nhạc hoặc tiếp tục xem TV như điếc.
Chẳng có gì kéo họ khỏi chiếc TV được nếu đó không phải là một lời nhờ vả thật nhẹ nhàng và "khẩn khoản" của cô vợ yêu.
Hãy đánh thức trái tim chứ không phải là cái đầu của anh ấy bằng cách biến những mệnh lệnh thành những giả thiết bình thường đại loại như: "Anh mà tranh thủ rửa mấy cái bát bẩn trong lúc em nấu cơm thì mình mới có thể ăn sớm được".
Luôn bình tĩnh, lắng nghe anh ấy nói cho dù có lúc bạn điên cái đầu vì sự ngang ngạnh của chồng.
Nếu bắt đầu bằng: "Em muốn nói chuyện với anh" mỗi lần bạn cần uốn nắn chồng làm việc nhà thì chỉ có thất bại mà thôi.
Bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được sự cảm thông của chồng sau những cuộc nói chuyện căng thẳng ấy. Hãy tỉ tê, đưa đẩy để chồng hiểu điều bạn muốn ở anh ấy mỗi khi đang nấu cơm, xem TV hay trên đường đi làm về.
Đừng xem thường hay chỉ trích người đàn ông của bạn. Thậm chí hãy cứ khen mỗi khi anh ấy cắm giúp nồi cơm, rửa hộ cái bát dù cơm có khê, bát còn dính mỡ. Những lúc đó, chồng bạn sẽ sướng như một đứa trẻ được mẹ khen và thầm nghĩ "mình còn làm được nhiều hơn thế".
Tuyệt đối không so sánh anh ấy với chồng chị hàng xóm hay mấy người đàn ông ở cơ quan cho dù họ rất mực đảm đang việc nhà. Anh ấy sẽ càng lười hơn với suy nghĩ "Mình chẳng việc đếch gì phải giống anh ta".
Thay đổi cấp độ lười của chồng bạn trong giây lát là điều không tưởng. Có nghĩa là đừng mong anh ấy lau hộ cái nhà ngay sau khi bạn bảo anh ấy lười. Những lời nhẹ nhàng sẽ như "mưa dầm thấm lâu". Nếu hôm nay cơm đã sẵn trên bàn khi bạn về nhà thì đó là kết quả của công cuộc "huấn luyện" cả tháng trời trước đó.
Đó là việc bạn phải làm sau khi chồng đã ý thức được rằng đàn ông cũng phải làm việc nhà. Hãy dán một tờ giấy liệt kê công việc của bạn và của anh ấy lên chỗ nào dễ nhìn thấy nhất.
Sau một ngày, nếu anh ấy không làm hết việc của mình thì ngày mai sẽ được giao thêm nhiều việc khác. Cách này gọi là "lấy độc trị độc".
Đừng bao giờ nói với anh ấy rằng "Em bận giặt quần áo quá nên chưa lau được cái nhà" hay "Đống ga giường em mất cả buổi chiều. Thôi mai em sẽ nấu món anh thích nhé".
Chồng bạn cũng sẽ chống chế như thế mỗi khi chưa hoàn tất việc gì và nó cũng tạo ra cho anh ấy cái suy nghĩ rằng mọi việc làm là vì nghĩa vụ chứ không phải vì trách nhiệm dành cho nhau.
Thời trang cho bà nội trợ không hề thừa. Anh ấy có thể rất ấn tượng với cái quần cộc màu mè mỗi lần bạn lau nhà hay chiếc tạp dề ngộ nghĩnh khi bạn vào bếp. Và vì thế sẽ sẵn lòng giúp bạn một tay bởi vợ mình vẫn đáng yêu ngay cả khi lăn vào bếp.
Một bà nội trợ ăn mặc luộm thuộm càng làm cho anh ấy nghĩ rằng "đúng là cái chốn ấy chỉ dành riêng cho đàn bà".
Làm chung với chồng. Nếu bạn lau bếp và phòng tắm trong khi anh ấy lau phòng ngủ và phòng khách, bạn tắm cho con trong khi anh ấy chuẩn bị quần áo và máy sấy thì anh ấy sẽ thấy mình thật có ích khi giúp vợ việc nhà.
(Theo Sành Điệu)