Alibaba - Tập đoàn lớn thứ hai Trung Quốc sẽ giải ngân hết số tiền này vào năm 2025, tập trung vào các lĩnh vực đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế, tạo nguồn việc làm chất lượng cao, hỗ trợ cộng đồng dễ bị tổn thương và thành lập một quỹ phát triển đặc biệt. Alibaba đưa ra 10 mục tiêu cụ thể như tăng cường đầu tư công nghệ cho các khu vực kém phát triển ở Trung Quốc, cải thiện phúc lợi của người lao động hay tăng tốc độ phát triển doanh nghiệp nhỏ và nông nghiệp.
"Alibaba đã hưởng nhiều lợi ích từ sự tiến bộ kinh tế và xã hội mạnh mẽ ở Trung Quốc trong 22 năm qua. Chúng tôi tin chắc rằng công ty sẽ tiếp tục đi lên nếu xã hội và nền kinh tế phát triển tốt. Chúng tôi muốn đóng góp sức lực của mình vào sự thịnh vượng chung thông qua các sáng kiến trên", Daniel Zhang, chủ tịch kiêm CEO của Alibaba cho biết hôm 2/9.

Alibaba cam kết rót 15,5 tỷ USD vào chiến dịch chia sẻ sự giàu có ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Thuật ngữ "Thịnh vượng chung" được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng tại một cuộc họp lớn về các vấn đề tài chính và kinh tế quốc gia vào tháng trước, tập trung vào vấn đề bình đẳng xã hội. Ông Tập nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "chia sẻ sự giàu có" cho tất cả người dân.
Những năm gần đây, một trong những chính sách quan trọng của ông Tập là xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng thu nhập. Cuộc họp của ông vào tháng trước đã gây áp lực lên giới doanh nhân giàu có, những người phất lên nhờ quá trình công nghiệp mạnh mẽ được nhà nước bảo hộ.
Chiến dịch của ông Tập đã thu hút sự tham gia của các công ty hàng đầu Trung Quốc như hãng thương mại trực tuyến Pinduoduo, hãng giao đồ ăn Meituan, hãng bảo hiểm Ping An Insurance Group, ngân hàng quốc doanh Bank of China, nhà phát triển bất động sản Logan Group... Các tỷ phú như chủ tịch Meituan Wang Xing, nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun, chủ tịch Tencent Pony Ma... đều đã quyên góp hàng tỷ USD vào các quỹ từ thiện.
Chiến dịch "thịnh vượng chung" diễn ra trong giai đoạn nhiều công ty công nghệ lớn tại Trung Quốc bị giới chức Bắc Kinh giám sát chặt chẽ về mặt pháp lý như chống độc quyền, bảo mật và bảo vệ dữ liệu. Nhiều công ty bị phạt hoặc hạn chế các mảng kinh doanh như Alibaba hay Tencent, hai gã khổng lồ công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Cổ phiếu của các hãng công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Tencent, Didi đều đồng loạt giảm khi bị Trung Quốc thắt "vòng kim cô".
Sơn Nam (Theo WSJ)