1. Thịt cừu
Thỉnh thoảng ăn một ít thịt cừu rất có lợi cho cơ thể. Nhưng khi ăn thịt cừu và uống trà, lượng protein dồi dào trong thịt kết hợp với axit tannic trong trà sẽ có thể làm suy yếu nhu động ruột và dạ dày, làm giảm lượng nước trong phân, dễ gây táo bón. Vì vậy, không nên uống trà ngay sau khi ăn thịt cừu mà nên đợi khoảng 2-3 tiếng.
2. Đường
Trà có tính chất đắng, lạnh. Mục đích uống trà là lợi dụng vị đắng để kích thích các tuyến tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiết dịch nhằm tăng cường chức năng tiêu hóa. Tính mát của trà cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Nếu cho đường vào trà thì chức năng này sẽ bị ức chế. Dù có vài bài thuốc dân gian chỉ cách pha trà với đường trắng để chữa bệnh, nhưng nếu uống trà thường xuyên thì không nên dùng với thực phẩm này.
3. Trứng
Nhiều người thích luộc trứng trong nước trà. Tuy nhiên, trà đặc chứa nhiều axit tannic có thể biến protein trong thức ăn thành chất gây khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein của cơ thể.
Trứng là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao nên không thích hợp để đun sôi với trà.
4. Rượu
Nhiều người thích uống trà sau khi uống rượu, hy vọng giảm cảm giác nôn nao, loại bỏ thức ăn tích tụ. Nhưng điều này không tốt cho thận, dễ kích thích nội tạng. Kết quả là các triệu chứng như lạnh bụng, bất lực và nước tiểu đục sẽ xuất hiện.
5. Thuốc
Axit tannic trong trà có thể phản ứng hóa học với một số loại thuốc gây kết tủa, ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc. Nếu bạn uống thuốc an thần cùng với trà, các chất kích thích như caffeine và theophylline trong trà sẽ bù đắp hoặc làm suy yếu tác dụng an thần của thuốc.
>> 10 lần cười, 100 lần hít thở sâu, 10.000 bước đi bộ mỗi ngày giúp sống lâu
Hằng Trần (Theo Aboluowang)