1. Đừng bỏ qua những số tiền nhỏ
Đừng nghĩ bạn không cần phải lo lắng về những khoản tiền nhỏ như 10 nghìn đồng hay 100 nghìn đồng. Tiền taxi, trà sữa, đồ uống, phụ kiện, đồ trang trí nhỏ và những thứ khác có thể mua được bằng số tiền ít ỏi sẽ vô hình làm cạn kiệt heo đất của bạn.
Hãy nghĩ theo cách khác. Phần lớn chi tiêu trong cuộc sống về cơ bản đều được tích lũy từ những khoản tiền nhỏ này. Ngay cả số tiền nhỏ nhất nhân với 365 ngày cũng đáng kinh ngạc.
2. Đừng quá xa xỉ khi ăn ngoài

Ảnh minh họa: Pinterest
Những người đang đi làm khó tránh được việc ăn ngoài. Tuy nhiên, giá cả tăng cao khiến các sản phẩm, dịch vụ đều tăng theo. Đôi khi, chỉ riêng tiền ăn trưa trong một tháng cũng đủ khiến nhiều người cảm thấy choáng ngợp.
Ngoài ra, nhiều cô gái luôn muốn tự thưởng cho mình sau khi hoàn thành công việc, có một bữa ăn ngon, nhưng họ chỉ nhìn thấy chi phí của bữa ăn này chứ không thấy số tiền tiêu cả tháng. Lần tới, bạn cũng nên tính toán xem mình chi bao nhiêu tiền mỗi tháng cho việc ăn ngoài.
Nếu khó có thể tiết kiệm tiền cho các bữa tiệc tối, bạn hãy cân nhắc mang hộp cơm trưa đi làm. Đồng thời, nhờ đó, bạn còn có thể ăn uống lành mạnh hơn. Khi tự nấu ăn, không gọi đồ ăn mang về và uống ít trà sữa hơn, theo thời gian, bạn sẽ thấy số tiền tiết kiệm vượt ngoài sức tưởng tượng.
3. Mua ít quần áo hơn
Bản chất của con gái là yêu cái đẹp, và họ khó có thể từ chối những bộ quần áo mới. Nhiều cô gái cũng luôn cảm thấy "chẳng có gì để mặc" nên thích sắm sửa. Mặt khác, mua sắm trực tuyến hiện nay rất tiện lợi, dễ gây cám dỗ.
Kết quả là, đôi khi quần áo bạn mua về lại không mặc được mấy lần và bị lỗi mốt. Do vậy, thay vì chạy theo xu hướng, bạn nên mua những bộ quần áo cơ bản, mặc hàng ngày. Bạn cũng có thể thử mua quần áo theo đơn vị một mùa thay vì một tháng để giảm số lần sắm sửa.
4. Đặt mục tiêu tiết kiệm
Hãy tự hỏi bản thân: Mỗi ngày/mỗi tuần/mỗi tháng/mỗi năm phải tiết kiệm bao nhiêu tiền? Khi thực sự đặt ra mục tiêu tiết kiệm nhỏ cho mình, bạn sẽ có động lực để thực hiện nó.
Nhắc nhở bản thân tiết kiệm tiền lương hàng tháng. Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào, việc chia nhỏ mục tiêu lớn thành vô số mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được chúng hơn, dễ hài lòng hơn và mang lại cảm giác có thành tựu lớn hơn. Nếu bạn chỉ đặt mục tiêu tiết kiệm hàng năm nhưng không chia nhỏ thành mục tiêu tiết kiệm hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, rất có thể bạn sẽ không làm được như mong đợi.
5. Chỉ để một số tiền cố định vào ví mỗi tuần
Mặc dù thẻ tín dụng và thanh toán điện tử rất tiện lợi, sử dụng tiền mặt có thể khiến mọi người có cảm giác chân thực hơn trong chi tiêu. Đồng thời, việc theo dõi số tiền giảm đi sau mỗi lần chi cũng sẽ cảnh báo, nhắc nhở bạn đã dùng rất nhiều tiền.
Đầu tiên, bạn có thể đặt ngân sách muốn chi trước khi kết thúc mỗi tuần, sau đó rút số tiền đó ra và cho vào ví, đồng thời đặt ra mục tiêu: "Số dư trong ví càng nhiều mỗi tuần càng tốt". Một bí quyết nhỏ nữa là hãy để một số tờ tiền có mệnh giá lớn vì về mặt tâm lý, bạn sẽ không muốn phá nó tiền mệnh giá nhỏ hơn.
>> Xem thêm Sở hữu 3 ngôi nhà ở tuổi 26 nhờ tiết kiệm
Hằng Trần (Theo Girl Style)