Dù táo có rất nhiều lợi ích, không phải ai cũng có thể hưởng lợi từ chúng. Dưới đây là ba nhóm người nên tránh ăn táo.
1. Người khó chịu ở miệng hoặc nướu
Đôi khi, bạn sẽ phải chịu tình trạng loét miệng, ê buốt nướu. Lúc này, bạn nên cẩn thận khi ăn uống để tránh chạm vào chỗ nhạy cảm trong khoang miệng. Đồng thời, bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm có vị cay. Táo chứa rất nhiều axit hữu cơ, dễ gây kích ứng, đau nhức khi bạn mắc các bệnh về răng miệng hoặc nướu và không có lợi cho quá trình hồi phục. Do đó, tốt hơn hết bạn nên đợi cho đến khi bệnh khỏi hẳn rồi mới ăn táo.
2. Người khó chịu về đường tiêu hóa
Trên thực tế, ruột và dạ dày của chúng ta rất yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động và gặp bất lợi. Vì vậy lúc này bạn cần chăm sóc hệ tiêu hóa thật tốt, giữ ấm và chọn những thực phẩm dễ ăn, dễ nuốt. Táo chứa nhiều chất xơ thực vật và kết cấu của chúng tương đối cứng. Do đó, nếu bạn ăn táo khi bị khó chịu ở đường tiêu hóa, rất có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng...
3. Người cần kiểm soát lượng đường
Là một loại trái cây, táo có chứa glucose, sucrose và fructose với hàm lượng tổng thể không thấp. Do đó, người cần kiểm soát lượng đường (ví dụ: người mắc bệnh tiểu đường) phải cân nhắc khi ăn táo, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Phần bổ sung: Lưu ý khác khi ăn táo
- Chú ý liều lượng: Theo tháp dinh dưỡng hợp lý của WHO dành cho người trưởng thành, mỗi ngày bạn nên tiêu thụ khoảng 240 g quả để đáp ứng nhu cầu. Do đó, bạn có thể ăn một quả táo cỡ vừa (khoảng 200 g-300 g) mỗi ngày.
- Nếu nhạy cảm về đường tiêu hóa, bạn không nên ăn táo khi bụng đói.
- Nên ăn táo khoảng một giờ sau bữa ăn.
>> Xem thêm 4 nhóm người không nên uống nước kiềm
Hằng Trần (Theo Aboluowang)