1. Ngân sách: Nên xác định phong cách đám cưới dựa theo ngân sách đã định, nếu có ngân sách vừa phải, nên chọn những bữa tiệc đơn giản, phù hợp.
2. Trang trí: Chọn màu sắc chủ đạo cho đám cưới để không gian, phụ kiện và tổng thể đám cưới đều xoay quanh tông màu này.
3. Sự kết nối trong gia đình: Cùng người bạn đời chuẩn bị mọi việc cho đám cưới và tham khảo ý kiến của nhau để tạo ra không khí vui vẻ, sự gắn kết giữa đôi uyên ương. Ngoài ra, uyên ương cũng nên tham khảo ý kiến cha mẹ, nhất là về các nghi thức cưới truyền thống.
4. Địa điểm cưới: Tìm địa điểm cưới càng sớm càng tốt vì lúc đó, cô dâu chú rể sẽ có thời gian nghiên cứu cách trang trí sao cho phù hợp nhất.
5. Nghi thức cưới: Dù đám cưới truyền thống hay hiện đại thì nên giữ những nghi thức chính, mang tính trang trọng vốn có của người Việt sau đó mới ghi dấu ấn bằng những ý tưởng mang dấu ấn cá nhân.
6. Hoa: Nên chọn những loại hoa theo mùa, phổ biến trong thời gian tổ chức cưới. Với cô dâu, khi cầm hoa, bạn nên để bó hoa dưới eo, tay cầm thẳng, như vậy mọi người sẽ được chiêm ngưỡng chiếc váy cưới đẹp.
7. Trang phục: Cô dâu chú rể nên cùng nhau đi lựa chọn trang phục để chọn được bộ váy, áo phù hợp với cả hai và tạo sự đồng điệu. Nếu may, nên đặt trước ít nhất 2 tháng phòng trường hợp phải sửa hoặc có sai sót, rủi ro.
8. Trang điểm: Cô dâu nên thử trang điểm trước ngày cưới, nếu thấy vừa lòng, nên chụp ảnh lại và yêu cầu người trang điểm giữ nguyên phong cách trong ngày cưới.
9. Thiệp cưới: Nên in thiệp cưới trước ngày cưới ít nhất một tháng và đưa thiệp tới khách mời tối thiểu trước hai tuần. Khi in thiệp, nên in thừa ra một số khoảng 5-10 thiệp, đề phòng trường hợp viết sai, lỗi.
10. Quay phim - Chụp ảnh: Ghi lại những nghi thức quan trọng vì đây sẽ là hình ảnh rất cần thiết, là bức ảnh lưu giữ khoảnh khắc trọng đại không thể quên. Uyên ương cũng nên nhớ chụp ảnh với những người lớn tuổi, những vị khách quan trọng vì đây được coi như kỷ niệm đặc biệt để họ nhớ về đám cưới của hai bạn.
Linh Linh
Ảnh: P.W