Chỉ 7 nước này đã có GDP đạt 26.470 tỷ USD, chiếm khoảng 70% GDP của toàn thế giới. Trong 7 nước, châu Mỹ góp 1, châu Âu đóng góp 4, châu Á đóng góp 2 (đứng tiếp đằng sau 7 nước này là Tây Ban Nha, Canada, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mexico, Hà Lan, Australia, Brazil - tức là có 15 nước có quy mô GDP trên 500 tỷ USD).
Để so sánh, xin cung cấp thông tin GDP của Việt Nam tính bằng USD theo tỷ giá thực tế năm 2004 đạt khoảng 45,5 tỷ USD, đứng thứ 55 trên tổng số 182 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đứng thứ 18 trên tổng số 47 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á và đứng thứ 6 trên 11 nước trong khu vực Đông Nam Á có số liệu so sánh.
Một nét nổi bật trong quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trong mấy năm nay là một mặt mở rộng quan hệ với các nước theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa, mặt khác đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước lớn.
Việt Nam có quan hệ đầu tư, buôn bán, du lịch với những nước lớn trên ngày một mở rộng. Xuất khẩu vào 7 nước này năm 2004 đã đạt 13.949 triệu USD, chiếm trên 52,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong đó Mỹ đứng thứ nhất với 4.992,3 triệu USD, Nhật Bản đứng thứ hai với 3.502,4 triệu USD, Trung Quốc đứng thứ ba với 2.735,5 triệu USD, Đức đứng thứ 6 với 1.066,2 triệu USD, Pháp đứng 12 với 557 triệu USD. Bảy nước này cũng là những nước Việt Nam nhập khẩu với tổng kim ngạch đạt 11.074 triệu USD, chiếm gần 34,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó Trung Quốc đứng thứ nhất với 4.456,5 triệu USD, Nhật Bản đứng thứ tư với 3.552,6 triệu USD, Mỹ đứng thứ 8 với 1.127,4 triệu USD, Đức đứng thứ 10 với 694,3 triệu USD...
Đầu tư trực tiếp của 7 nước trên vào Việt Nam tính từ năm 1988 đến hết tháng 10 đạt 14.426 triệu USD, bằng trên 1/4 tổng số, trong đó Nhật Bản khoảng 6.400 triệu USD, Pháp 2.780 triệu USD, Mỹ 2.115 triệu USD, Anh 1.930 triệu USD, Trung Quốc 773 triệu USD, Đức 386 triệu USD, Italy 101 triệu USD.
Lượng khách du lịch đến Việt Nam từ 7 nước trên cũng thuộc loại đông. Năm 2004 có trên 1,56 triệu lượt người, chiếm 53,3% tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó Trung Quốc có 778 nghìn đứng thứ nhất, Mỹ 272 nghìn đứng thứ hai, Nhật Bản có 267 nghìn đứng thứ ba, Pháp 104 nghìn đứng thứ 7, Anh trên 71 nghìn đứng thứ 9, Đức 56 nghìn đứng thứ 10, Italy 11 nghìn...
Quan hệ với các nước lớn vừa có cơ hội, vừa có thách thức. Vấn đề là tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức, trên cơ sở đa phương hóa, đa dạng hóa và có sự ưu tiên để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, tận dụng thị trường lớn, thu hút khách du lịch đông... đó là chưa kể các lợi ích về các mặt chính trị, ngoại giao...
(Theo Thanh Niên)