Tiểu phẩm Nhà hoang nói về cuộc mưu sinh giữa lòng thành phố của những mảnh đời bé nhỏ. Họ là cô Chiêm làm nghề thu mua phế liệu bị chồng con chối bỏ, ông Sáng sống một thân một mình, bà Toan trắng tay sau vụ nợ nần và thằng Bảo không cha, không mẹ.
Tiểu phẩm Nhà hoang nói về cuộc mưu sinh giữa lòng thành phố của những mảnh đời bé nhỏ. Họ là cô Chiêm làm nghề thu mua phế liệu bị chồng con chối bỏ, ông Sáng sống một thân một mình, bà Toan trắng tay sau vụ nợ nần và thằng Bảo không cha, không mẹ.
Bốn con người sống cùng nhau trong ngôi nhà bỏ hoang bên rìa thành phố, nghèo nhưng vui vẻ. Cảnh cô Chiêm (Vân Dung đóng) nhặt cành đào ở thùng rác về chưng, cảnh ba người già ngồi ước mơ cái Tết có cơ man rượu, thịt khiến khán giả bật cười nhưng chua xót.
Bốn con người sống cùng nhau trong ngôi nhà bỏ hoang bên rìa thành phố, nghèo nhưng vui vẻ. Cảnh cô Chiêm (Vân Dung đóng) nhặt cành đào ở thùng rác về chưng, cảnh ba người già ngồi ước mơ cái Tết có cơ man rượu, thịt khiến khán giả bật cười nhưng chua xót.
Trong nỗi khổ của cái nghèo, ông Sáng và bà Toan có niềm an ủi là những bức thư do các con ở xa gửi về. Cao trào của vở kịch là đoạn họ phát hiện bức thư ấy do thằng Bảo viết, nhằm xoa dịu nỗi nhớ con quay quắt trong lòng họ. Thằng Bảo (nghệ sĩ Bá Anh đóng) có dung mạo xấu xí, làm nghề bốc vác, thèm được gọi tiếng cha mẹ nhưng song thân sớm qua đời.
Trong nỗi khổ của cái nghèo, ông Sáng và bà Toan có niềm an ủi là những bức thư do các con ở xa gửi về. Cao trào của vở kịch là đoạn họ phát hiện bức thư ấy do thằng Bảo viết, nhằm xoa dịu nỗi nhớ con quay quắt trong lòng họ. Thằng Bảo (nghệ sĩ Bá Anh đóng) có dung mạo xấu xí, làm nghề bốc vác, thèm được gọi tiếng cha mẹ nhưng song thân sớm qua đời.
Vở hài kịch kết thúc ý nghĩa khi những mảnh đời chấp nhận nhìn vào thực tại để sống tiếp. Thay vì mong chờ những đứa con sớm đã quên mất sự tồn tại của bố mẹ, họ nương tựa vào 'người dưng', đón cái Tết nghèo nhưng có đủ hoa đào, trái cây cùng những hộp cơm từ thiện do thằng Bảo lấy về.
Vở hài kịch kết thúc ý nghĩa khi những mảnh đời chấp nhận nhìn vào thực tại để sống tiếp. Thay vì mong chờ những đứa con sớm đã quên mất sự tồn tại của bố mẹ, họ nương tựa vào 'người dưng', đón cái Tết nghèo nhưng có đủ hoa đào, trái cây cùng những hộp cơm từ thiện do thằng Bảo lấy về.
Chủ đề tham quan được khai thác trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ một cách hài hước, thú vị. Câu chuyện Quan lớn chia lợn xoay quanh cuộc chia chác con lợn quay của dân mà quan nào cũng muốn phần hơn. Lý Chí Huy diễn duyên dáng, tung hứng ăn ý cùng Lâm Đức Anh. Nết ham ăn của hai quan bị trừng trị bởi sự nhanh trí của thầy đội.
Chủ đề tham quan được khai thác trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ một cách hài hước, thú vị. Câu chuyện Quan lớn chia lợn xoay quanh cuộc chia chác con lợn quay của dân mà quan nào cũng muốn phần hơn. Lý Chí Huy diễn duyên dáng, tung hứng ăn ý cùng Lâm Đức Anh. Nết ham ăn của hai quan bị trừng trị bởi sự nhanh trí của thầy đội.
Nhiều vấn đề thời sự nổi cộm như quy định cấm uống rượu bia khi lái xe, thực phẩm bẩn... được cài cắm trong vở kịch Hiệp hội những người khôn.
Nhiều vấn đề thời sự nổi cộm như quy định cấm uống rượu bia khi lái xe, thực phẩm bẩn... được cài cắm trong vở kịch Hiệp hội những người khôn.
Tiểu phẩm do 'giáo sư Xoay' Đinh Tiến Dũng viết kịch bản, NSƯT Chí Trung chỉ đạo diễn xuất.
Chương trình 'Chào 2020: Lời chúc đầu xuân' còn có nhiều tiết mục ca nhạc do ca sĩ, vũ công nhà hát thực hiện.
Chương trình 'Chào 2020: Lời chúc đầu xuân' còn có nhiều tiết mục ca nhạc do ca sĩ, vũ công nhà hát thực hiện.
Ca khúc Để Mị nói cho mà nghe do ca sĩ Thiên Hà cùng tốp múa biểu diễn khuấy động không khí khán phòng những ngày đầu năm mới.
Ca khúc Để Mị nói cho mà nghe do ca sĩ Thiên Hà cùng tốp múa biểu diễn khuấy động không khí khán phòng những ngày đầu năm mới.
Hải Ninh, Thiên Hà, Thục Anh, Phương Thảo, Thanh Hằng trong trang phục rực rỡ, trình bày những ca khúc mang âm hưởng mùa xuân.
Hải Ninh, Thiên Hà, Thục Anh, Phương Thảo, Thanh Hằng trong trang phục rực rỡ, trình bày những ca khúc mang âm hưởng mùa xuân.
Ca sĩ Tôn Sơn (phải) song ca cùng Hoàng Nga bài hát 'Mùa hoa trở lại'.
Màn múa của các vũ công nhí tái hiện tuổi học trò ngây thơ, trong sáng và tràn đầy niềm yêu đời.
Lam Trà
Ảnh: BTC