Aromatherary: Liệu pháp hương thơm
Trong văn hóa Ai Cập cổ, hương thơm đã được dùng không chỉ để làm mỹ phẩm, chữa bệnh, nấu ăn mà cả ướp xác. Các tinh dầu thơm cũng đã mở ra một con đường buôn hương nối La Mã với những vùng đất xa như Ả rập. Người Ấn Độ cũng biết dùng dầu thơm để massage từ năm 3.000 trước công nguyên.
Các spa ngày nay đã tận dụng tối đa kinh nghiệm của quá khứ với những công nghệ của hiện đại để biến Aromatherapy trở thành thứ được yêu thích nhất. Aromatherapy không chỉ đơn thuần là trị liệu bằng hương. Nó còn là cả một nghệ thuật và khoa học trong việc sử dụng tinh dầu của các loại cây, hoa, lá khác nhau để chữa bệnh và cải thiện tâm trạng. Có khoảng 1.700 loại hương trị liệu trong spa. Mỗi loại hương hoặc mỗi hỗn hợp hương, ở những tỷ lệ khác nhau, có thể tạo ra những tác động khác nhau đối với tinh thần.
Công dụng kỳ ảo của các loại cây, hoa, lá
Húng quế: Mùi hương tươi mới, xanh và giống như cam thảo. Hiệu quả: Kích thích tinh thần. Chủ trị: Chứng đau nửa đầu, suy nhược, đau cơ bắp, đau dạ dày.
Gỗ tuyết tùng: Hương gỗ, ấm và hương gỗ thông. Hiệu quả: Giúp phấn khích tình dục. Chủ trị: Lãnh cảm, sung huyết, nhiễm trùng, lo lắng.
Quế: Hương ngọt, ấm, cay. Hiệu quả: Kích thích tinh thần. Chủ trị: Căng thẳng, kiệt sức, táo bón, thấp khớp.
Cây xô thơm: Vị ngọt, mùi hạt phỉ, thảo mộc. Hiệu quả: Mang lại trạng thái thoải mái, vô lo. Chủ trị: Căng thẳng, suy nhược, mãn kinh, chống nhăn và lãnh cảm.
Đinh hương: Vị ngọt, hăng hăng, ấm. Hiệu quả: Giúp tinh thần thăng hoa. Chủ trị: Đau răng, đau nhức cơ bắp, căng thẳng, cảm cúm.
Gừng: Có mùi tiêu cay, có tính ấm, nóng. Hiệu quả: Tiếp thêm sinh lực. Chủ trị: Cúm, đau nhức cơ bắp, buồn nôn, lãnh cảm.
Thì là: Vị ngọt, tính ấm. Hiệu quả: Lấy lại sự thanh thản, bình tĩnh. Chủ trị: Lo lắng, hoảng loạn, vấn đề về kinh nguyệt, buồn nôn, hạn chế nếp nhăn.
Trầm hương: Mùi thơm dịu, mùi mốc, ấm. Hiệu quả: Căng thẳng, hen suyễn, ho, viêm khớp, nếp nhăn.
Bưởi: Có vị ngọt, giống cam quýt. Hiệu quả: Làm tỉnh táo khỏe khoắn. Chủ trị: Suy nhược, lo lắng, kiệt sức.
Hương nhài: Vị ngọt, mùi cây cỏ. Hiệu quả: Phấn khích tình dục. Chủ trị: Lãnh cảm, suy nhược, cơn đau đẻ, khô da.
Bách xù: Gia vị, hồ tiêu, mùi gỗ thông. Hiệu quả: Làm cho tinh thần thanh sạch. Chủ trị: Các vấn đề về da, trí nhớ kém, viêm khớp, khó chịu do say rượu.
Hoa oải hương: Vị ngọt, mùi cây cỏ. Hiệu qủa: Mang lại cảm giác êm dịu. Chủ trị: Chứng mất ngủ, bỏng, đau đầu, nhiễm trùng.
Cỏ tranh: Mùi hương cỏ, mùi khô và lạnh. Hiệu quả: Kích thích tinh thần. Chủ trị: Trí nhớ kém, trầm cảm, sưng tấy do côn trùng đốt, tuần hoàn kém.
Kinh giới ô: Tính ấm, mùi gỗ, thảo mộc: Hiệu quả: Giúp thanh thản. Chủ trị: Lo lắng, đau nhức cơ bắp, huyết áp cao, hen suyễn.
Hoắc hương: Mùi hăng, cay, như mùi xạ, ngọt. Hiệu quả: Kích thích tình dục. Chủ trị: Lãnh cảm, căng thẳng thần kinh, cháy nắng, sưng tấy do côn trùng đốt.
Bạc hà: Vị ngọt, cay của bạc hà, tươi mới. Hiệu quả: Tỉnh táo và khỏe khoắn tinh thần. Chủ trị: Buồn nôn, tiêu hóa kém, cháy nắng, thiếu tập trung.
Gỗ đàn hương: Vị ngọt, mùi của gỗ, hăng nặng. Hiệu quả: Cải thiện “năng lực”. Chủ trị: Suy nhược, lãnh cảm, ho.
Chè: Mùi cay, như mùi thuốc. Hiệu quả: kích thích tinh thần. Chủ trị: các vết mổ, virus, đau họng, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hoa hồng: Vị đậm, hăng mùi cây cỏ. Hiệu quả: Kích thích tình dục. Chủ trị: Mãn kinh, lãnh cảm.
Hoàng lan: Mùi cây cỏ, ngọt. Hiệu quả: Gây phấn kích. Chủ trị: Lãnh cảm, huyết áp cao, da dầu.
Massage: Sự kỳ diệu của đôi tay
Massage đã có hàng nghìn năm nay và nó có lẽ là một trong những phương cách giảm đau nguyên sơ nhất của loài người. Từ “massage” có nguồn gốc từ “masso” của Hy Lạp với nghĩa là sờ nắn. Nhưng thật ra, cách trị liệu này đến từ phương Đông, với quan niệm rằng cơ thể con người có một dòng chảy năng lượng còn gọi là “khí”. Massage chính là cách vận khí, chuyển khí để dòng chảy này lưu thông tốt nhất trong cơ thể người.
Người Việt mình vẫn hiểu nôm na massage là tẩm quất với đấm, vỗ, bóp, véo, nhỏ... nhưng thật ra, có rất nhiều loại massage. Trong các spa, những loại massage trị liệu phổ biến nhất là kiểu Thụy Điển (vuốt dài, bóp ngắn), kiểu Nhật (bấm huyệt). Tùy từng đối tượng mà các spa áp dụng những dạng massage khác nhau.
Massage giảm căng thẳng và lo lắng. Nó làm dịu các hệ thần kinh, mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái hoàn toàn.
Massage cải thiện sự tuần hoàn máu để đưa ôxy và dưỡng chất tới các tế bào.
Massage kích thích hệ thống mạch huyết giúp mang các sản phẩm thừa ra khỏi cơ thể.
Nó ngăn chặn và làm dịu các sự gò bó và co thắt cơ bắp.
Trị liệu massage cũng có thể giúp điều khiển vết thương trong chứng viêm khớp, đau thần kinh tọa, cơ bắp mỏi mệt. Tuy nhiên, nhiều người khỏe mạnh vẫn massage thường xuyên vì nó giúp họ duy trì sự thư thái trong cơ thể, tinh thần và cảm xúc.
Trị liệu bằng đá: Quý vật tìm quý nhân
Theo Sành Điệu, đá quý có sức lôi cuốn tuyệt vời không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn cả những năng lượng ngầm bên trong. Thật ra, đá quý gần gũi với cơ thể người hơn chúng ta tưởng. Trong khi những thiết bị ta vẫn dùng hàng ngày như máy tính, điện thoại, có thể tạo ra các từ trường xấu, gây bệnh cho cơ thể thì đá quý, với những cấu trúc của tự nhiên, lại rất hòa hợp với con người. Trong đá quý có nhiều nguyên tố vi lượng có khả năng cân bằng các nguyên tố trong cơ thể.
Theo quan điểm phương Đông, đá quý có khả năng hút các khí độc ra khỏi cơ thể, trả lại sự khỏe khoắn cho thân xác. Còn theo giải thích kiểu phương Tây, khi đá quý tiếp xúc với cơ thể, điện tử của chúng có khả năng hỗ trợ, ổn định và thay đổi tâm trạng con người.
Dù hiểu theo cách nào thì các spa cũng rất quan tâm tới việc đưa đá quý vào trị liệu. Các loại đá quý thường được dùng là đá núi lửa (giữ nhiệt lâu), hổ phách (giảm sức ỳ), thạch anh (chống trầm cảm), thạch anh hoa hồng (cân bằng tâm lý), ngọc bích (giúp thư giãn), ngọc mắt mèo đen (trị các bệnh về xương)...