Chiều 15/3, tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội diễn ra lễ hội Giằng Bông với sự tham gia của hàng nghìn người dân và du khách từ khắp nơi đổ về.
Chiều 15/3, tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội diễn ra lễ hội Giằng Bông với sự tham gia của hàng nghìn người dân và du khách từ khắp nơi đổ về.
Trước khi đến lễ tung bông, bô lão bốc các viên xôi vo sẵn ở hai mâm cỗ bày trên bàn thờ tung ra bốn phía. Các viên xôi được coi là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc trong đời sống hàng ngày. Do đó, khi được tung ra, mọi người tranh nhau nhặt những viên này như một cách để tìm kiếm may mắn và phước lành cho bản thân, gia đình.
Trước khi đến lễ tung bông, bô lão bốc các viên xôi vo sẵn ở hai mâm cỗ bày trên bàn thờ tung ra bốn phía. Các viên xôi được coi là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc trong đời sống hàng ngày. Do đó, khi được tung ra, mọi người tranh nhau nhặt những viên này như một cách để tìm kiếm may mắn và phước lành cho bản thân, gia đình.
13h30, bô lão mang cây bông ra khỏi điện thờ và thực hiện một số động tác múa trong không gian trung tâm của sân đình. Người được chọn tung bông là người có gia đình hạnh phục, có vợ, con trai, con gái, cháu chắt, đức độ, uy tín, nhanh nhẹn, hoạt bát...
13h30, bô lão mang cây bông ra khỏi điện thờ và thực hiện một số động tác múa trong không gian trung tâm của sân đình. Người được chọn tung bông là người có gia đình hạnh phục, có vợ, con trai, con gái, cháu chắt, đức độ, uy tín, nhanh nhẹn, hoạt bát...
Trong quá trình làm lễ rước cây bông, đám đông từ bên ngoài ùa vào trong điện thờ, xô đẩy và tranh nhau để lấy may, khiến khung cảnh trở nên hỗn loạn.
Trong quá trình làm lễ rước cây bông, đám đông từ bên ngoài ùa vào trong điện thờ, xô đẩy và tranh nhau để lấy may, khiến khung cảnh trở nên hỗn loạn.
Sau 15 phút ổn định trật tự, chủ tế tung bông, hàng trăm thanh niên lao vào cuộc tranh giành, giằng co ở giữa sân đình.
Sau 15 phút ổn định trật tự, chủ tế tung bông, hàng trăm thanh niên lao vào cuộc tranh giành, giằng co ở giữa sân đình.
Cây bông được chọn phải là cây tre đực có thân thẳng, không bị sâu, muội, kiến đục, đặc biệt là phải còn nguyên ngọn, đủ các cành, lá và da tre phải xanh óng ả. Cây tre phải mọc ở giữa khóm và thuộc gia đình không có tang, ăn ở nhân nghĩa, có con dâu, con rể, cháu chắt đầy đủ.
Cây bông được chọn phải là cây tre đực có thân thẳng, không bị sâu, muội, kiến đục, đặc biệt là phải còn nguyên ngọn, đủ các cành, lá và da tre phải xanh óng ả. Cây tre phải mọc ở giữa khóm và thuộc gia đình không có tang, ăn ở nhân nghĩa, có con dâu, con rể, cháu chắt đầy đủ.
Sau khi chọn được cây tre, họ lấy năm đốt, cạo sạch, tước nhỏ, bọc xung quanh mấu tre tạo thành một đám tướp bông xù tròn. Sau đó họ nhuộm phẩm ngũ sắc, phần thân tre còn lại người ta lấy giấy màu các loại xanh, đỏ tím, vàng…bọc, dán xung quanh. Khi đã làm bông xong, đến ngày hội, dân làng rước vào đình, bày lên hương án để làm vật thiêng rồi bày các lễ vật sau đó làm lễ tế thánh.
Sau khi chọn được cây tre, họ lấy năm đốt, cạo sạch, tước nhỏ, bọc xung quanh mấu tre tạo thành một đám tướp bông xù tròn. Sau đó họ nhuộm phẩm ngũ sắc, phần thân tre còn lại người ta lấy giấy màu các loại xanh, đỏ tím, vàng…bọc, dán xung quanh. Khi đã làm bông xong, đến ngày hội, dân làng rước vào đình, bày lên hương án để làm vật thiêng rồi bày các lễ vật sau đó làm lễ tế thánh.
Có tổng cộng hai lượt giằng bông. Lượt giằng kết thúc chỉ khi một người duy nhất giơ cây bông thẳng đứng lên trời. Trong trường hợp vẫn còn người khác cầm vào, bông sẽ tiếp tục được giằng.
Có tổng cộng hai lượt giằng bông. Lượt giằng kết thúc chỉ khi một người duy nhất giơ cây bông thẳng đứng lên trời. Trong trường hợp vẫn còn người khác cầm vào, bông sẽ tiếp tục được giằng.
Tương truyền, người nào giành được cây bông sẽ trải qua nhiều điều may mắn và thuận lợi trong công việc. Với những người đã hoặc sắp lập gia đình, việc nhận cành bông được xem là một dấu hiệu tích cực, dự báo cho việc sinh con trai năm đó. Ngược lại, nếu gia đình đã có đủ con trai và con gái, khi đeo sợi bông vào cổ cho con cháu, thì cái bông đó sẽ như một bùa hộ mệnh để tránh ốm đau bệnh tật.
Tương truyền, người nào giành được cây bông sẽ trải qua nhiều điều may mắn và thuận lợi trong công việc. Với những người đã hoặc sắp lập gia đình, việc nhận cành bông được xem là một dấu hiệu tích cực, dự báo cho việc sinh con trai năm đó. Ngược lại, nếu gia đình đã có đủ con trai và con gái, khi đeo sợi bông vào cổ cho con cháu, thì cái bông đó sẽ như một bùa hộ mệnh để tránh ốm đau bệnh tật.
Hàng trăm thanh niên trai tráng la hét, tạo ra bầu không khí hỗn loạn.
Rất nhiều tình huống va chạm đã xảy ra giữa các nhóm thanh niên. Họ đối mặt với những cú đẩy, chửi nhau, thậm chí là đánh nhau, nỗ lực cố gắng nắm giữ cây bông trong tay mình.
Rất nhiều tình huống va chạm đã xảy ra giữa các nhóm thanh niên. Họ đối mặt với những cú đẩy, chửi nhau, thậm chí là đánh nhau, nỗ lực cố gắng nắm giữ cây bông trong tay mình.
Cây bông được giằng di chuyển xung quanh sân đình, nhiều người trong đám đông cố gắng nhảy lên cao tranh cướp giành phần thắng.
Cây bông được giằng di chuyển xung quanh sân đình, nhiều người trong đám đông cố gắng nhảy lên cao tranh cướp giành phần thắng.
Lực lượng an ninh đã khống chế một thanh niên quá khích cầm dao tham gia vào một cuộc ẩu đả với một số người khác tham gia lễ hội.
Lực lượng an ninh đã khống chế một thanh niên quá khích cầm dao tham gia vào một cuộc ẩu đả với một số người khác tham gia lễ hội.
Sau 40 phút căng thẳng, anh Nguyễn Khánh Nghĩa đã giơ cao cây bông lên trời để báo hiệu rằng anh đã giành được phần thắng trong hiệp một.
Sau 40 phút căng thẳng, anh Nguyễn Khánh Nghĩa đã giơ cao cây bông lên trời để báo hiệu rằng anh đã giành được phần thắng trong hiệp một.
Hai người giữ cây bông phải đưa vào đình để thực hiện lễ tạ thần thánh trước khi mang về nhà và đặt lên bàn thờ gia tiên để cúng lễ. Sau lễ, một số người đặt cây bông trên bàn thờ, trong khi khác lại lấy sợi bông tước để làm các sợi dây đeo vào cổ trẻ nhỏ như một bùa hộ mệnh để đảm bảo sức khỏe và tránh bệnh tật.
Hai người giữ cây bông phải đưa vào đình để thực hiện lễ tạ thần thánh trước khi mang về nhà và đặt lên bàn thờ gia tiên để cúng lễ. Sau lễ, một số người đặt cây bông trên bàn thờ, trong khi khác lại lấy sợi bông tước để làm các sợi dây đeo vào cổ trẻ nhỏ như một bùa hộ mệnh để đảm bảo sức khỏe và tránh bệnh tật.
Tùng Đinh