Khi bị phát hiện, Valentine bị tử hình và trở thành vị thánh bảo chứng cho tình yêu. Ngày mất của ông, 14/2, được chọn là ngày lễ dành cho những đôi tình nhân.
Anh: Vào ngày này, trẻ em sẽ ăn mặc như người lớn và đi thành từng nhóm, vừa đi vừa hát vang những bài ca ngợi tình yêu và gõ cửa từng nhà để nhận quà, có khi là một thanh kẹo chocolate hay những gói quà nhỏ xinh xắn. Trong khi đó, những đôi tình nhân tại xứ Wales thì thích thú tặng nhau món quà truyền thống là một chiếc thìa gỗ có khắc chữ "Love", trang trí thêm hình trái tim, chìa khóa và lỗ khóa, mang thông điệp "anh đã mở cửa trái tim em".
Nhật Bản: Món quà duy nhất được tặng trong ngày lễ tình nhân là chocolate, mà chỉ có nữ giới tặng cho nam giới mà thôi. Có một điều rất thú vị là ngoài người yêu, phụ nữ Nhật Bản còn tặng chocolate cho cả thủ trưởng, đồng nghiệp và bạn trai bình thường vào ngày này. Đó gọi là giri-choko (chocolate lịch sự), để tỏ lòng biết ơn hay sự quý trọng mà thôi. Ngoài ra, người Nhật còn có thêm một ngày lễ tình nhân thứ hai, cách Valentine đúng một tháng (14/3), được gọi là lễ Trắng (White day), dành cho cánh mày râu tặng lại quà cho phái đẹp để bày tỏ tình yêu hoặc lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ.
Hàn Quốc: Đất nước này cũng có ngày Valetine 14/2 và ngày "White day" 14/3 tương tự như Nhật Bản. Tuy nhiên, người Hàn Quốc còn sáng tạo thêm một ngày đặc biệt nữa, ngày 14/4 "Black Day" (lễ Đen). Một ngày hoàn toàn không có hoa hồng, chocolate hay kẹo ngọt mà chỉ có những người cô đơn tụ họp lại với nhau trong một nhà nào đấy, nơi có món mì jachang truyền thống và chia sẻ với nhau sự thiếu may mắn trong tình cảm
Singapore: Nếu ngày 14/2 mà trùng với Tết Âm lịch thì người dân Singapore sẽ không sử dụng ngày Valentine của phương Tây mà tổ chức hẳn một lễ hội riêng vào ngày rằm tháng riêng, lấy đêm "Hội đèn" của người Trung Quốc làm lễ chính thức. Ngày nay, trai gái sẽ kéo nhau đến chùa đốt đèn, thắp hương cầu Phật, ước hẹn và tặng nhau một nhành huệ trắng mang về. Người dân của đất nước này quan niệm rằng, hoa của ai héo úa trước thì người ấy yêu ít hơn.
Thái Lan: Trước khi đón mừng Valentine 14/2 theo kiểu Tây, người Thái Lan có một lễ hội gọi là "Hội hoa", được tổ chức trong hai ngày 7 và 8/2 hàng năm. Lễ hội là dịp để trai gái nước này lựa chọn người bạn trăm năm. Lễ hội là dịp để trai gái nước này lựa chọn người bạn trăm năm bằng cách thả hoa xuống sông. Nếu hoa của cô gái mà trôi vào hoa của chàng trai thì đó là duyên nợ.
Trung Quốc: Mặc dù giới trẻ nước này đã không còn xa lạ gì với ngày Valentine 14/2, tuy nhiên ngày lễ tình nhân truyền thống của người Trung Quốc được tính là ngày Ngưu Lang và Chức Nữ đoàn tụ với nhau trên cầu Ô Thước (tức ngày mùng 7/7 Âm lịch). Tương truyền rằng, vào đêm hôm đó, những ai ngồi dưới bầu trời đêm tràn ngập ánh sao có thể nghe thấy những lời thì thầm tâm sự của đôi tình nhân huyền thoại.
Việt Nam: Chỉ mới du nhập vào Việt Nam mấy năm gần đây, nhưng ngày Valentine 14/2 đã thật sự trở thành một lễ kỷ niệm đáng nhớ đối với nhiều đôi tình nhân. Một bữa tối lãng mạn với nến, hoa và âm nhạc du dương, cùng những món quà tặng bất ngờ chính là chất xúc tác để ngỏ lời yêu thương. Bên cạnh hai món qùa truyền thống hoa hồng và chocolate thì thiệp cùng đủ thứ quà tặng linh tinh khác (gối, áo, ly uống nước, khung tranh...) có họa tiết trang trí hình trái tim đỏ thắm đều là những món quà tặng rất được bạn trẻ Việt Nam ưa chuộng.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)