Con nôn trớ, táo bón trường kỳ là nỗi ám ảnh của chị Minh (28 tuổi, Hà Nội). Bé đi tiêu khó khăn, 2-3 ngày mới chịu ngồi bô một lần. Dạo gần đây, bé cũng thường xuyên nôn trớ, có ngày 3-4 lần, nhất là sau khi uống sữa. Bao nhiêu thức ăn, cháo, sữa theo đường miệng trào ngược ra hết. Xót con, chị cho uống thêm men tiêu hóa nhưng tình hình vẫn không cải thiện.
Chị Minh cho rằng, con nôn trớ, táo bón là do đường ruột có vấn đề. Đến khi đi khám bác sĩ tiêu hóa, chị mới biết có nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ nôn trớ, táo bón mà mẹ chưa biết. Trong đó, chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn thiếu cân đối, nhiều thịt, ít rau; ăn dặm sớm; uống sữa có chất lượng đạm kém và quá nhiều đạm casein khó tiêu hóa...
Chất đạm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đạm không chỉ xây dựng mọi tế bào, mà còn là thành phần chính của hầu hết các chất xúc tác sinh học bên trong cơ thể, kể cả men tiêu hóa. Chúng có mặt ở nhiều thực phẩm như thịt, cá trứng, sữa, đậu nành, phô mai… Tuy nhiên, không phải loại đạm nào cũng tốt cho trẻ. Đạm từ những nguồn gốc khác nhau sẽ có hàm lượng, chất lượng và kích thước khác nhau.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2, hội viên Hội Nhi khoa TP HCM cho biết: “Trong sữa có hai loại đạm là casein và whey. Đối với trẻ nhỏ, đạm casein khó hấp thu. Sữa bò có quá nhiều thành phần casein tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ, có thể gây nôn trớ, táo bón. Trong khi đó, whey là thành phần căn bản, chiếm khoảng 60% đạm sữa mẹ, giúp trẻ dễ hấp thu, giảm táo bón, giảm dị ứng, phát triển cân đối”.
Khi chọn lựa sữa cho trẻ, mẹ không chỉ tìm hiểu về hàm lượng, mà cũng cần quan tâm đến chất lượng. Nôn trớ, dị ứng thường do bất dung nạp đường lactose hoặc nguồn đạm lạ, có tỷ lệ casein quá cao. Mẹ nên chọn loại sữa có chứa đạm chất lượng cao, tỷ lệ whey và casein gần nhất với sữa mẹ (khoảng 60-70% whey và 30-40% casein), không nên lựa chọn theo cảm tính. Sữa có đạm whey cắt càng nhỏ sẽ giúp trẻ càng dễ hấp thu, giảm nguy cơ dị ứng và tăng cân khỏe mạnh.
Khi giới thiệu các thực phẩm giàu đạm cho con, mẹ cũng nên chọn loại có ít chất béo bão hòa, ăn kết hợp nhiều nguồn đạm động và thực vật, để đảm bảo trẻ hấp thụ đầy đủ các loại acid amin khác nhau.
Khi con mới làm quen với các thực phẩm giàu đạm, mẹ nên giới thiệu dần từng loại một, từ quen đến lạ, từ ít đến nhiều. Mẹ hãy bắt đầu với các loại thịt quen thuộc như gà, heo, bò, đậu...; sau đó đến hải sản (tôm, cá, trứng...), phô mai và các loại đạm lạ khó tiêu hóa hơn. Như thế, vừa giúp hệ tiêu hóa của bé làm quen với thực phẩm, vừa giảm nguy cơ dị ứng.
Trong bữa ăn hàng ngày, tránh thiên vị hay nhồi nhét thật nhiều chất đạm, mà cần đảm bảo đa dạng, đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất (đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất) thông qua 8 nhóm thực phẩm được Viện Dinh dưỡng khuyến nghị (ngũ cốc, thịt động vật, rau củ quả, dầu mỡ, sữa và chế phẩm từ sữa...).
Nếu bé bị táo bón, mẹ nên cho ăn nhiều thực phẩm dồi dào chất xơ hòa tan từ gạo nguyên cám, rau củ quả như bột sắn, khoai tây, lê, đào, mận, nước ép mơ, đậu ván, rau chân vịt… Thực đơn hàng ngày nhiều thịt, ít rau có thể khiến hệ tiêu hóa của bé làm việc vất vả, sinh đầy bụng, khó tiêu.
Tình trạng nôn trớ, táo bón, dị ứng kéo dài khiến trẻ suy giảm đề kháng, phát triển mất cân đối. Khi đó, mẹ có thể tăng cường các thực phẩm bổ sung vitamin và lợi khuẩn tăng miễn dịch như sữa chứa Bifidus BL, sữa chua...
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cần khuyến khích bé hoạt động thể chất để bé ăn ngon, hấp thu tốt. Tích cực cho con tham gia các lớp học bơi, múa; tham gia các trò thể thao vận động ngoài trời như đá bóng, nhảy dây... là lựa chọn phù hợp.
An San
Đạm chất lượng (Nestlé Advanced Protein) với đạm whey thủy phân một phần, đã được khoa học chứng minh giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ dị ứng (dị ứng đạm sữa bò và viêm da dị ứng), hỗ trợ tăng cân khỏe mạnh và phát triển khỏe mạnh dài lâu. Từ Nestlé, Nan Optipro HA 3 với đạm chất lượng (Nestlé Advanced Protein) giúp trẻ khởi đầu vững chắc, khỏe mạnh dài lâu. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. |