Sóng thần đổ bộ Indonesia, 43 người chết Tối 22/12, chưa thầy ba tháng, trận sóng thần thứ hai tấn công Indonesia, nhưng lần này không phải do động đất mà có thể do hoạt động của núi lửa Anak Krakatoa nằm giữa hai đảo lớn Sumatra và Java. Khoảng 30 phút sau khi núi lửa phun trào, sóng thần xô eo biển Sunda (tây Indonesia) gần đó. Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, Indonesia thường xuyên gánh chịu những trận phun núi lửa và động đất lớn nhất thế giới. Ước tính hiện tại 430 ngôi nhà, 9 khách sạn và 10 con tàu bị phá hủy, bên cạnh con số 168 người thiệt mạng và khoảng 600 người bị thương. Nhân chứng cho biết, sóng cao 15-20 m khi tràn vào đất liền. Nhiều xe cộ của người dân bị cuốn phăng, lộn nhào. Cục Khí tượng Australia đã theo dõi tình trạng phun trào của núi lửa Anak Krakatoa và gần đây ra báo động đỏ tới các phi công hàng không rằng đám mây tro bụi từ ngọn núi lên cao gần 17 km so với mặt nước biển. Tuy nhiên, giới chức Indonesia ban đầu không thấy đủ lớn để dự báo sóng thần. Cảnh tượng sáng hôm sau tại bờ biển Carita, một trong những điểm chịu thiệt hại sóng thần nặng nhất. Cảnh sát, quân đội chữa thương trong lúc các đội cấp cứu chưa tới được nơi. Người dân nhặt nhạnh những gì còn sót lại tại căn nhà bị san phẳng của mình. Hồi cuối tháng 9, những cảnh tượng tương tự, thậm chí "hôi của" của người dân Indonesia giữa thiên tai diễn ra. Động đất mạnh 7,5 độ khi ấy kích hoạt sóng thần tại thành phố Palu, tỉnh Sulaweisi khiến hơn 2.000 người chết, thiệt hại kinh tế 1,22 tỷ USD. Dân Indonesia bỏ lại tài sản, liên tục phải di tản tới những nơi cao hơn trong đêm. Và những gì họ nhìn thấy khi quay về. Cảnh hoang tàn dọc biển Indonesia sau sóng thần Màu biển lạ và cảnh điêu tàn dọc bờ tại tỉnh Anyer sau sóng thần tối 22/12. Thanh Tùng Ảnh, video: AFP, AP, Reuters, Twitter