Tất cả những điều đó có thể là những mong muốn nhưng đồng thời cũng làm cho bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng thêm nhiều. Hầu hết các sếp đều hiểu rằng, bạn cần phải có một khoảng thời gian để thích nghi với môi trường làm việc mới nhưng điều đó không có nghĩa là họ không để ý cách làm việc của bạn.
Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Do đó, 5 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn có được những tháng làm việc hiệu quả với công việc mới.
Thư giãn
Khi chuẩn bị rời vị trí cũ, bạn sẽ rất bận rộn với việc hoàn thành nốt những dự án còn dang dở cho tới ngày cuối cùng. Điều đó giải thích tại sao việc thư giãn và làm cho đầu óc được thoải mái là một việc rất quan trọng đối với bạn trước khi bắt đầu một công việc mới. Vì thế, hãy dành ít nhất là vài ngày nghỉ (thời gian chuẩn bị chuyển công tác) để nghỉ ngơi. Nếu bạn không có điều kiện thì hãy chắc rằng ít nhất, bạn phải có những ngày nghỉ cuối tuần thật yên tĩnh và một giấc ngủ sâu trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới. Cảm giác thoải mái và sảng khoái sẽ giúp bạn bắt đầu công việc đạt hiệu quả nhất.
Tiếp cận văn hoá công ty
Sau khi được nhận vào làm, việc đầu tiên đó là hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu môi trường văn hoá công ty bạn. Trong hai ngày đầu nên đến sớm và về muộn 30 phút để có những cảm nhận về công ty, con người cũng như nội quy, phong cách làm việc để từ đó có những ứng xử phù hợp. Chẳng hạn như sếp và người quản lý cấp dưới muốn trao đổi với nhân viên bằng, email, voice mail hay là gặp gỡ trực tiếp? Môi trường làm việc có được thoải mái hay không? Mọi người đi ăn trưa vào thời gian nào? Hãy chú ý đến những quy định không được viết thành văn bản đó. Nhớ rằng, mặc dù cảm thấy các đồng nghiệp xem bạn là một người xa lạ, song bạn vẫn cần phải giữ thái độ lịch sự, cởi mở và thể hiện sự nhiệt tình trong công việc của mình.
Nói rõ những mong muốn của bản thân
Thể hiện rõ những mong đợi, mong muốn là nắm bắt tâm lý của sếp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, trong những ngày đầu làm việc, bạn nên có những buổi gặp gỡ với sếp để thảo luận về một số vấn đề về trách nhiệm công việc và tham khảo cách để làm sao hoàn thành công việc có hiệu quả nhất. Bạn có thể hỏi sếp các câu hỏi như: Anh (chị) có thể nói cho tôi biết những ưu tiên và các công việc chính? Với các dự án mới, tôi sẽ phải trình bày cho anh (chị) theo cách nào? Thành quả của tôi sẽ được đánh giá như thế nào? Và cuối cùng, trong 3 đến 4 tuần, bạn cũng có thể xin sếp những ý kiến, nhận xét chân thành và xác thực về hiệu quả làm việc của bạn ở vị trí mới trong để bạn có thể dễ dàng điều chỉnh con đường đi của mình cho phù hợp.
Làm quen với đồng nghiệp
Ngày đầu đến công ty, sếp sẽ giới thiệu bạn với những người cùng phòng làm việc với bạn, vì thế lời chào đầu tiên của bạn nên là: “Xin chào mọi người, tôi là X”. Sau đó, hãy dành một chút thời gian để nói chuyện với họ hoặc bạn cũng có thể mời họ đi uống cà phê, đi ăn trưa hoặc là một cuộc gặp thân mật nào đó. Mục đích của buổi gặp mặt đó là tạo mối quan hệ, đồng thời tìm hiểu vai trò, ảnh hưởng của từng người đến công việc của bạn như thế nào.
Đặt kế hoạch làm việc
Hãy lên kế hoạch công việc của bạn trong vòng 30 ngày đầu, trong đó là những mục tiêu, hy vọng và từng bước đi cụ thể mà bạn phải đạt được. Điều này không chỉ giúp bạn đi đúng con đường của mình mà chúng còn là công cụ rất hữu ích cho việc tự đánh giá kết quả làm việc của bạn hiện tại và sau này.
Những mẹo trên đây sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với sếp trong tháng làm việc đầu tiên trên bước đường thành công của bạn. Nhưng cần phải nhớ rằng: Sự tự tin không phải là bạn thể hiện mình biết tuốt mọi thứ. Lịch sự, hoà nhã, thân thiện, nhiệt tình, khiêm tốn, “biết mình biết ta” là cách tốt nhất để bạn có thể dễ dàng bắt nhịp và tồn tại lâu ở vị trí mới.
(Theo VTV.vn)