![]() |
Là một trong những phim điện ảnh có kinh phí lớn nhất quay tại Việt Nam (khoảng 190 triệu USD), Kong: Skull Island (2017) muốn địa điểm ghi hình phải hoành tráng, và đã chọn Ninh Bình làm bối cảnh chính. Sau khi phim ra rạp, Ninh Bình trở thành một trong những điểm đến hút khách ở Việt Nam, nhiều lần lọt top điểm đến ấn tượng do các tạp chí du lịch bình chọn. |
![]() |
Kể từ lúc Angelina Jolie ghi hình cho phim Tomb Raider (2001) ở Ta Prohm, một ngôi đền thuộc quần thể Angkor ở Campuchia, lượng du khách nước ngoài đến Siem Reap nhanh chóng tăng vọt. Thời điểm quay phim, hãng Paramount Pictures đã chi khoảng 10.000 USD mỗi ngày để sử dụng địa điểm này. Ngày nay, Siem Reap là một trong những điểm đến mà dân du lịch, mê lịch sử nên tới một lần trong đời. Ảnh: Vi Yến |
![]() |
Trong Crazy Rich Asians (2018), Singapore không chỉ phô trương cuộc sống của giới siêu giàu, mà còn gây ấn tượng khi giới thiệu ẩm thực, văn hóa của Singapore với thế giới qua các khu chợ bán hàng rong, đường Bukit Pasoh, hồ bơi trong khách sạn Marina Bay Sands, khách sạn Raffles hay Gardens by the Bay. Ảnh: Vi Yến |
![]() |
Những thành phố của Malaysia như: Kuala Lumpur, Port Klang, Pulau Pangkor, Manjung, Lumut, Marina Island và Putrajaya càng được nhiều người biết đến và yêu thích qua Black Hat (2015). Ảnh: Quang Vinh |
![]() |
Phim Cape No. 7 (2008) đã giành nhiều giải thưởng tại LHP Kim Mã, là một trong những phim điện ảnh nổi tiếng của xứ Đài, được quay tại vườn quốc gia Khẩn Đinh, phía Nam Đài Loan, nơi có những bãi biển đẹp, các con phố cổ mang kiến trúc truyền thống khiến du khách thích thú. Ảnh: Vi Yến |
![]() |
Krabi và Koh Phi Phi (Thái Lan) được xem là một trong những nơi lặn biển đẹp nhất châu Á, trở nên quen thuộc và hút khách sau nhiều phim như: James Bond (1974), The Beach (2000)... Ở đây còn có một hòn đảo được đặt tên James Bond, là điểm hút khách du lịch. Cuối tuần, các chợ phiên ở Krabi đông nghẹt du khách. Năm 2018, lượng du khách đến Krabi và Koh Phi Phi tăng dữ dội, khiến chính phủ phải đóng cửa một thời gian để tái tạo môi trường. Ảnh: Vi Yến |
![]() |
Không quá ngạc nhiên khi Tokyo (Nhật Bản) lọt vào danh sách này, bởi thành phố từng là bối cảnh của rất nhiều phim nổi tiếng như: The Fast and the Furious: Tokyo Drift, loạt phim Resident Evil, Lost in Translation... Trong phim, giao lộ Shibuya đông nghịt, phố Ginza biển hiệu sáng choang khiến du khách choáng ngợp. Ảnh: Vi Yến |
![]() |
Ryan Coogler - nhà sản xuất Black Panther (2018) - từng nói Busan (Hàn Quốc) là địa điểm lý tưởng để quay những phân cảnh rượt đuổi bằng xe hơi vào ban đêm. Du khách đến đây có thể dạo những ngôi chợ truyền thống, tham quan làng bích họa, thưởng thức hải sản hay đi dạo dọc bờ biển Haeundae... Ảnh: Minh Phạm |
![]() |
Bhutan được tạp chí du lịch gợi ý là nơi mang vẻ đẹp huyền bí, thích hợp cho các phim giả tưởng. Địa điểm này là bối cảnh của phim Travellers and Magicians (2003), và mới đây là Fantastic Beasts (2022). Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng |
![]() |
Eat, Pray, Love (2010) là một trong những bộ phim quốc tế thành công nhất được quay tại Bali. Phim đã tạo ra một 'cú hit' cho ngành công nghiệp du lịch của hòn đảo này, thu hút du khách đến với các tour du lịch tham quan điểm từng là phim trường. Ảnh: Bảo Anh |
![]() |
Khi tìm địa điểm để quay những phân cảnh dưới nước cho Planet Scarif (2016), đạo diễn Gareth Edwards chọn Maldives vì muốn 'một thế giới thiên đường được bao quanh bởi làn nước xanh như pha lê' để miêu tả vẻ đẹp của đảo quốc này. Ảnh: Quang Vinh |
![]() |
Khempur - ngôi làng ở Udaipur, Rajasthan - sẽ cho bạn thấy một Ấn Độ thú vị, khiến du khách tò mò, muốn khám phá qua phim The Best Exotic Marigold Hotel (2011). Ảnh: Wikipedia |
Diệp Tử