![]() |
Nạn nhân trong cuộc phóng vấn với phóng viên BBC. Ảnh: BBC. |
Quá bất ngờ trước quyết định của Cơ quan bồi thường thương tích do tội phạm gây ra, người phụ nữ giấu tên này đã quyết định theo đuổi các cuộc điều tra của cảnh sát đến cùng không chỉ vì đòi lại danh dự mà còn vì quyền lợi của các nạn nhân bị hãm hiếp khác. Dưới đây là những lời chia sẻ của nạn nhân này với BBC.
Không thể tin được họ đang cố gắng thuyết phục rằng tôi phải chịu trách nhiệm một phần trong khi đó, tôi là nạn nhân bị kẻ xấu hãm hiếp. Lý lẽ này giống như một cái tát vào mặt tôi. Họ đang cố làm tôi quay cuồng trong những lời hứa hẹn tốt bụng và sự cảm thông nhưng đó chỉ giống như một phát tát.
Nếu họ có thể làm điều đó với tôi thì họ cũng có thể làm điều đó với bất cứ người nào khác. Tôi sẽ cho họ cái quyền đối xử với nạn nhân giống như những tên tội phạm nhưng họ sẽ không có cơ hội để làm thế.
Tôi từng muốn dừng cuộc đấu tranh bởi quá kiệt sức và sự việc diễn ra cách đây bốn năm. Nhưng với những gì họ làm với tôi và các nạn nhân khác, tôi thấy mình không thể dừng lại. Thật may mắn, một cố vấn luật pháp đã giúp đỡ tôi.
Tôi gặp rất nhiều khó khăn với cái cách cảnh sát điều tra vụ án. Họ còn ám chỉ rằng tôi là kẻ nói dối và làm gì có chuyện đó xảy ra. Kể từ khi bị hãm hại, tôi không đi làm, mất nhà, mất việc và mất bạn bè, cuộc đời bị hủy hoại.
Cảnh sát và Cơ quan bồi thường thương tật do tội phạm gây ra ám chỉ và đổ lỗi rồi bóng gió rằng tôi đã không nói sự thật và hãy để mọi người đánh gíá. Danh dự của tôi bị tổn thương. Tôi không còn cuộc sống bình thường như trước kia sau tất cả những gì đã xảy ra.
Cuối cùng, cuộc đấu tranh kiên chì của người phụ nữ này đã thành công. Chính người cố vẫn luật pháp đã giúp cô giành lại đầy đủ số tiền bồi thường 11.000 bảng khi đưa ra lý lẽ hợp lý. Cơ quan này cho rằng các nạn nhân sẽ bị trừ khoảng 25% tiền bồi thường nếu uống rượu trước khi bị kẻ xấu tấn công. Và, điều đó thật sai lầm và không công bằng. Lượng cồn có trong máu không liên quan tới việc nạn nhân bị kẻ xấu hãm hiếp.
Minh Phương