![]() |
Phụ nữ dễ "say" shopping nhất. |
Nếu mỗi tuần bạn cảm thấy “nhất thiết” phải đi shopping một lần chỉ để mua một cái gì đấy. Bạn tích trữ hàng đống các loại hàng hóa linh tinh ở nhà mà chẳng để làm gì. Rất có thể bạn đã mắc phải chứng "nghiện mua sắm" một loại "bệnh tâm lý" của xã hội tiêu dùng.
Nghiện mua sắm đã không còn là chuyện của một cá nhân khi nó có thể dẫn tới những khủng hoảng tài chính lớn trong gia đình. Những lần “quăng tiền qua cửa sổ” trong những ngày say sưa "dạo chợ" có thể khiến bạn và gia đình lâm vào tình cảnh nợ nần ngập đầu ngập cổ lúc nào không hay. Điều đáng nói là “chứng bệnh” này đang có chiều hướng lan rộng và dường như không còn chừa một ai.
Theo Tư Vấn Tiêu Dùng, không ít người dân Hà Nội có cái thú với chuyến du lịch mà hành trình luôn là ba chợ sát biên giới Trung Quốc như Đồng Đăng, Tân Thanh, Kỳ Lừa. Những nơi mà hàng hóa được coi là siêu rẻ. Gia đình chị Thanh ở Vĩnh Hồ năm nào cũng đi, cũng háo hức “giắt túi” một, vài triệu để... “gặp gì mua đấy”! Đi rồi thì khuân về đủ thứ đồ gia dụng đến thực phẩm, quần áo, đồ chơi... và không quên 1001 những thứ linh tinh có tên và không tên khác. Ông chồng chị cũng “không kém phần long trọng” với đủ thứ hàng điện tử điện máy... tiền bạc cứ bay vèo vèo sau những bước chân dạo chơi dù trước khi đi thì đã thấy “nhà chẳng thiếu thứ gì”.
Cứ thế năm nào cũng đi, rồi cũng hối tiếc đã mua thứ này, thứ kia mà chẳng dùng đến, để lăn lóc trong phòng xép hoặc chất đầy nóc tủ. Nhưng “tự nhiên” thấy là cứ mua thôi, như là bị bỏ bùa, chẳng cần biết mang về có dùng đến hay không.
Đi chợ biên mà không “say” thì mới lạ, bởi lẽ hàng ở đây không chỉ cực kỳ phong phú, hấp dẫn mà còn “siêu rẻ”, “không mua cũng phí”. Thế nhưng ngay tại các chợ hay các siêu thị trong thành phố thì cái chứng “gặp rẻ, mua đại, dùng dần” cũng đang ngày càng trở nên phổ biến trong các bà nội trợ.
Nhất là trong những đợt đại hạ giá. Dân ta có cái tật cứ thấy biển “đại hạ giá” ở đâu là xúm đen xúm đỏ mua cho bằng được một thứ không lại tiếc. Ba lần mua rẻ bằng một lần mua đắt. Nhiều người tiền nong không mấy dư dả nhưng mắc bệnh “say chợ” đã tiêu một số tiền lớn chưa từng chủ trong đời để vác về nhiều hàng hóa mình không biết sử dụng, hoặc chẳng bao giờ sờ đến.
Là bệnh thật chứ chẳng chơi
Nếu mỗi tuần bạn cảm thấy “nhất thiết” phải đi shop một lần chỉ để mua một cái gì đấy, bạn tích chữ hàng đống hàng hoá linh tinh ở nhà mà chẳng để làm gì. Rất có thể thể bạn đã mắc phải chứng bệnh “nghiện mua sắm” - một loại “bệnh tâm lý” của xã hội tiêu dùng.
Các chuyên gia tin rằng thói nghiện mua sắm do chứng trầm cảm gây ra. Nó lan tràn ngày càng sâu rộng trong xã hội cùng với những cơn stress bất tận của xã hội tiêu dùng. Những người nghiện mua sắm cũng trải qua các cảm xúc như người nghiện ma túy. Tức là họ cũng cảm thấy hưng phấn khi được mua hoặc tiêu tiền. Não của một người mua hàng phóng ra hóa chất seratonin giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn. Nồng độ hóa chất này càng thấp thì con người càng dễ bị trầm cảm.
Seratonin cũng có trong chocolate và các đồ ngọt khác, do vậy cũng lý giải vì sao nhiều người ăn uống vô độ để cảm thấy dễ chịu. Như vậy, chứng nghiệm mua sắm thậm chí có thể được coi là một sự rối loạn tâm thần. Nếu mắc chứng nghiện mua sắm trần trọng, bạn có thể phải điều trị bằng các liệu pháp như một bệnh nhân.
Phụ nữ thường là nạn nhân của chứng nghiện mua sắm nhưng đàn ông mới là đối tượng dễ gây nên những cơn bão tài chính trong gia đình hơn nếu như lỡ may mắc phải chứng “bệnh xã hội”. Điểm giống nhau trong chứng nghiện mua sắm giữa phụ nữ với đàn ông là “thích là mua”. Còn điểm khác nhau chính là ở sản phẩm mà họ sẽ lựa chọn. Phụ nữ thường có khuynh hướng mua sắm hàng thời trang, vật dụng cá nhân, vật dụng gia đình.
Còn đàn ông, họ lại thường thiên về hàng công nghệ, hàng cao cấp, đồ cổ, đồ trang trí hay đồ chơi... những thứ không có thì thiếu những có nhiều thì lại chả biết dùng để làm gì. Những sản phẩm công nghệ cao thường là “liều thuốc cắt cơn” cho rất nhiều người đàn ông mắc chứng nghiện mua sắm.
Bởi lẽ đây là những mặt hàng cần có sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật công nghệ, về tính năng và hiệu quả sử dụng của sản phẩm. Dùng một sản phẩm cũ, nghĩa là mình đã “lạc hậu”. Nếu một phụ nữ có thể lang thang cả ngày trong các shop thời trang thì ông chồng của họ cũng có thể toàn bộ thời gian rành rỗi để lang thang khắp các siêu thị điện máy hay các chợ công nghệ để “săn hàng”...
Chính vì thế, nếu bà vợ mắc chứng nghiện mua sắm thì gia đình mới chỉ đứng ở bờ vực nguy cơ thôi, còn khi ông chồng “say chợ” thì cỗ xe tài chính gia đình có thể lao xuống dốc không phanh.