Lê Âu Ngân Anh tốt nghiệp Thạc sĩ loại ưu ngành Quản trị Sự kiện Quốc tế tại Đạo học Salford, Anh. Trong năm học 2020-2021, Đại học Hoa Sen bắt đầu mở ngành Quản trị sự kiện nên phía nhà trường chủ động liên hệ, mời cô về giảng dạy. Trước khi trở thành giảng viên chính thức, Ngân Anh học thêm khóa chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm, đi dự giờ, làm trợ giảng, tham gia sinh hoạt chuyên môn. Sau một năm đứng lớp, Hoa hậu Đại dương 2017 được bổ nhiệm vị trí Giám đốc chương trình Quản trị Sự kiện - Kinh tế Thể thao.
Ngân Anh cho biết động lực và niềm vui khiến cô vững tâm với lựa chọn theo đuổi lĩnh vực giáo dục chính là tình cảm dễ thương của sinh viên dành cho mình.
Ngân Anh thấy nghề giáo khá nhiều thách thức. Theo cô, trở thành một người cung cấp kiến thức thì không khó vì 'google cũng có thể làm thay bạn'. Nhưng để trở thành một nhà giáo giỏi, ngoài việc phổ cập kiến thức hay luyện tập kỹ năng truyền đạt cuốn hút, giáo viên còn phải đọc vị, nắm bắt suy nghĩ và chia sẻ với học trò một cách gần gũi nhất. Hiện cô thoải mái với guồng quay công việc và muốn khám phá thêm để thử thách bản thân hơn trong lĩnh vực giáo dục.
Lê Âu Ngân Anh tốt nghiệp Thạc sĩ loại ưu ngành Quản trị Sự kiện Quốc tế tại Đạo học Salford, Anh. Trong năm học 2020-2021, Đại học Hoa Sen bắt đầu mở ngành Quản trị sự kiện nên phía nhà trường chủ động liên hệ, mời cô về giảng dạy. Trước khi trở thành giảng viên chính thức, Ngân Anh học thêm khóa chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm, đi dự giờ, làm trợ giảng, tham gia sinh hoạt chuyên môn. Sau một năm đứng lớp, Hoa hậu Đại dương 2017 được bổ nhiệm vị trí Giám đốc chương trình Quản trị Sự kiện - Kinh tế Thể thao.
Ngân Anh cho biết động lực và niềm vui khiến cô vững tâm với lựa chọn theo đuổi lĩnh vực giáo dục chính là tình cảm dễ thương của sinh viên dành cho mình.
Ngân Anh thấy nghề giáo khá nhiều thách thức. Theo cô, trở thành một người cung cấp kiến thức thì không khó vì 'google cũng có thể làm thay bạn'. Nhưng để trở thành một nhà giáo giỏi, ngoài việc phổ cập kiến thức hay luyện tập kỹ năng truyền đạt cuốn hút, giáo viên còn phải đọc vị, nắm bắt suy nghĩ và chia sẻ với học trò một cách gần gũi nhất. Hiện cô thoải mái với guồng quay công việc và muốn khám phá thêm để thử thách bản thân hơn trong lĩnh vực giáo dục.
Midu là cựu sinh viên Đại học Kiến trúc TP HCM. Cô là giảng viên Đại học Công nghệ TP HCM từ tháng 5/2017. Nữ diễn viên dạy ngành Thiết kế thời trang của khoa Kiến trúc Mỹ thuật. Midu nói cô thích công việc giảng viên và muốn truyền tải những kiến thức thời trang đã lĩnh hội được tới các sinh viên của mình.
Midu cho biết buổi đứng lớp đầu tiên, khi thấy cô xuất hiện, sinh viên rất ngạc nhiên và nghĩ cô đang đóng phim hay đến chụp ảnh. Nhiều học trò chạy ra, xin chụp hình cùng cô. Ban đầu, khi đi dạy, sinh viên gọi Midu là 'chị'. Tuy nhiên sau này, khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, các học trò gọi Midu là 'cô' khiến diễn viên xúc động. Ngoài công việc giảng dạy, Midu vẫn hoạt động nghệ thuật, kinh doanh nhiều lĩnh vực.
Midu là cựu sinh viên Đại học Kiến trúc TP HCM. Cô là giảng viên Đại học Công nghệ TP HCM từ tháng 5/2017. Nữ diễn viên dạy ngành Thiết kế thời trang của khoa Kiến trúc Mỹ thuật. Midu nói cô thích công việc giảng viên và muốn truyền tải những kiến thức thời trang đã lĩnh hội được tới các sinh viên của mình.
Midu cho biết buổi đứng lớp đầu tiên, khi thấy cô xuất hiện, sinh viên rất ngạc nhiên và nghĩ cô đang đóng phim hay đến chụp ảnh. Nhiều học trò chạy ra, xin chụp hình cùng cô. Ban đầu, khi đi dạy, sinh viên gọi Midu là 'chị'. Tuy nhiên sau này, khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, các học trò gọi Midu là 'cô' khiến diễn viên xúc động. Ngoài công việc giảng dạy, Midu vẫn hoạt động nghệ thuật, kinh doanh nhiều lĩnh vực.
Hồ Quỳnh Hương tốt nghiệp thủ khoa thanh nhạc Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Năm 2016, cô trở thành giảng viên của trường. Tháng 10/2018, cô được mời giảng dạy tại khoa Nhạc nhẹ, Nhạc viện TP HCM. Hồ Quỳnh Hương tâm niệm là nghệ sĩ nhưng cô cũng là một chiến sĩ. Đó là động lực giúp cô không làm điều gì sai, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và uy danh của thầy cô. Để hoàn thành tốt vai trò giảng viên, nữ ca sĩ chuẩn bị riêng giáo án. Cô để ý cách cư xử, chú trọng phong cách ăn mặc phù hợp với môi trường sư phạm.
Hồ Quỳnh Hương tốt nghiệp thủ khoa thanh nhạc Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Năm 2016, cô trở thành giảng viên của trường. Tháng 10/2018, cô được mời giảng dạy tại khoa Nhạc nhẹ, Nhạc viện TP HCM. Hồ Quỳnh Hương tâm niệm là nghệ sĩ nhưng cô cũng là một chiến sĩ. Đó là động lực giúp cô không làm điều gì sai, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và uy danh của thầy cô. Để hoàn thành tốt vai trò giảng viên, nữ ca sĩ chuẩn bị riêng giáo án. Cô để ý cách cư xử, chú trọng phong cách ăn mặc phù hợp với môi trường sư phạm.
Hồ Trung Dũng là giảng viên khoa Ngữ văn Đức của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Anh chia sẻ mẹ anh từng rất yêu thích nghề giáo. Bà từng mơ ước trở thành giảng viên văn học nhưng cuối cùng lại trở thành bác sĩ. Do đó, anh quyết tâm thực hiện ước mơ thay mẹ. Bên cạnh nghề giáo, Hồ Trung Dũng vẫn theo đuổi đam mê nghệ thuật.
Nói về lý do theo đuổi cùng lúc hai công việc, Hồ Trung Dũng cho biết anh muốn là người truyền cảm hứng đến nhiều bạn trẻ. Nghề giáo cho anh nhiều kỹ năng cần thiết khi trình diễn. Nhờ nghề giáo, anh biết giao tiếp trước đám đông, biết lắng nghe và biết người khác có cảm nhận được thông điệp mình muốn truyền tải hay không. Phong thái điềm đạm của một giảng viên cũng góp phần tạo nên sự sang trọng, lịch lãm trong con đường âm nhạc của Hồ Trung Dũng. Anh muốn mọi người nhìn nhận mình là một ca sĩ chuyên nghiệp trong môi trường nghệ thuật và là một giảng viên thực thụ trong môi trường sư phạm.
Hồ Trung Dũng là giảng viên khoa Ngữ văn Đức của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Anh chia sẻ mẹ anh từng rất yêu thích nghề giáo. Bà từng mơ ước trở thành giảng viên văn học nhưng cuối cùng lại trở thành bác sĩ. Do đó, anh quyết tâm thực hiện ước mơ thay mẹ. Bên cạnh nghề giáo, Hồ Trung Dũng vẫn theo đuổi đam mê nghệ thuật.
Nói về lý do theo đuổi cùng lúc hai công việc, Hồ Trung Dũng cho biết anh muốn là người truyền cảm hứng đến nhiều bạn trẻ. Nghề giáo cho anh nhiều kỹ năng cần thiết khi trình diễn. Nhờ nghề giáo, anh biết giao tiếp trước đám đông, biết lắng nghe và biết người khác có cảm nhận được thông điệp mình muốn truyền tải hay không. Phong thái điềm đạm của một giảng viên cũng góp phần tạo nên sự sang trọng, lịch lãm trong con đường âm nhạc của Hồ Trung Dũng. Anh muốn mọi người nhìn nhận mình là một ca sĩ chuyên nghiệp trong môi trường nghệ thuật và là một giảng viên thực thụ trong môi trường sư phạm.
Thùy Chi là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất Vpop thời điểm cuối thập niên 2000. Nhiều năm qua, cô vắng bóng trên truyền thông, gần như chỉ phát hành MV hay các sản phẩm cover để thỏa mãn đam mê và tập trung cho công tác giảng dạy. Cô là giảng viên thanh nhạc tại một trung tâm nghệ thuật ở Hà Nội và làm cố vấn âm nhạc nhiều cuộc thi. Thùy Chi nói khi tập trung giảng dạy, thu nhập của cô ổn chứ không giàu như các đồng nghiệp. Nhưng cô nghĩ dù giàu hay nghèo, quan trọng là thoải mái, hạnh phúc với sự lựa chọn.
Cuối năm ngoái, Thùy Chi quyết định ngưng giảng dạy tại Hà Nội, chuyển vào TP HCM và đầu quân cho một công ty giải trí sau 15 năm ca hát. Quyết định này khiến phụ huynh học sinh của cô ngạc nhiên. 'Họ nghĩ Thùy Chi sẽ ở Hà Nội, dạy học suốt đời. Tôi yêu mảnh đất này, yêu nghề giáo và các học trò nhỏ đã theo mình bảy, tám năm qua. Nhưng tôi nghĩ mình cứ đi, biết đâu khi về sẽ có nhiều trải nghiệm mới để truyền đạt cho các bé', cô nói.
Thùy Chi là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất Vpop thời điểm cuối thập niên 2000. Nhiều năm qua, cô vắng bóng trên truyền thông, gần như chỉ phát hành MV hay các sản phẩm cover để thỏa mãn đam mê và tập trung cho công tác giảng dạy. Cô là giảng viên thanh nhạc tại một trung tâm nghệ thuật ở Hà Nội và làm cố vấn âm nhạc nhiều cuộc thi. Thùy Chi nói khi tập trung giảng dạy, thu nhập của cô ổn chứ không giàu như các đồng nghiệp. Nhưng cô nghĩ dù giàu hay nghèo, quan trọng là thoải mái, hạnh phúc với sự lựa chọn.
Cuối năm ngoái, Thùy Chi quyết định ngưng giảng dạy tại Hà Nội, chuyển vào TP HCM và đầu quân cho một công ty giải trí sau 15 năm ca hát. Quyết định này khiến phụ huynh học sinh của cô ngạc nhiên. 'Họ nghĩ Thùy Chi sẽ ở Hà Nội, dạy học suốt đời. Tôi yêu mảnh đất này, yêu nghề giáo và các học trò nhỏ đã theo mình bảy, tám năm qua. Nhưng tôi nghĩ mình cứ đi, biết đâu khi về sẽ có nhiều trải nghiệm mới để truyền đạt cho các bé', cô nói.
Dương Hoàng Yến là giảng viên thanh nhạc trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Cô từng kể năm 13 tuổi, cô được gặp người thầy lớn trong cuộc đời mình - giảng viên Minh Ánh. Nữ ca sĩ cho biết cô rất biết ơn thầy Minh Ánh của mình nên sau khi học xong và được giữ lại trường, cô rất vui và tự hào. Những năm qua, dù công việc ca hát solo bận rộn, Dương Hoàng Yến vẫn luôn sắp xếp để hoàn thành công việc giảng dạy.
'Có bạn khi biết tôi nhận 2,9 triệu đồng mỗi tháng cho việc giảng dạy, họ khuyên tôi nghỉ hoặc tạm thời xin nghỉ để tập trung cho việc phát triển sự nghiệp, chạy show. Nhưng tôi trả lời rằng sẽ hủy show chứ tôi không thể bỏ các học trò của mình', cô từng chia sẻ.
Dương Hoàng Yến là giảng viên thanh nhạc trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Cô từng kể năm 13 tuổi, cô được gặp người thầy lớn trong cuộc đời mình - giảng viên Minh Ánh. Nữ ca sĩ cho biết cô rất biết ơn thầy Minh Ánh của mình nên sau khi học xong và được giữ lại trường, cô rất vui và tự hào. Những năm qua, dù công việc ca hát solo bận rộn, Dương Hoàng Yến vẫn luôn sắp xếp để hoàn thành công việc giảng dạy.
'Có bạn khi biết tôi nhận 2,9 triệu đồng mỗi tháng cho việc giảng dạy, họ khuyên tôi nghỉ hoặc tạm thời xin nghỉ để tập trung cho việc phát triển sự nghiệp, chạy show. Nhưng tôi trả lời rằng sẽ hủy show chứ tôi không thể bỏ các học trò của mình', cô từng chia sẻ.
MC Lê Anh hiện là Phó khoa Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Anh phụ trách giảng dạy môn Tổ chức sự kiện. Anh có bằng Tiến sĩ Văn hóa - Du lịch. Anh từng nhận mình là người tương đối yêu nghề giáo, tận tình, cầu toàn trong chuyên môn. Anh gắn bó với các hoạt động của sinh viên, đam mê nghiên cứu khoa học. Việc được nhiều sinh viên biết đến khiến Lê Anh buộc mình phải 'xuất thần' mỗi giờ lên lớp. Anh kể sinh viên cũng có người e ngại khi có thầy giáo làm MC như anh.
'Tôi phát hiện ra rằng điều then chốt nhất trong nghiệp làm thầy là mình phải tạo được cảm hứng cho người học để họ tự chinh phục đỉnh cao tri thức mà họ mong muốn. Khi làm được việc đó, mình không sa vào cái gọi là thợ dạy hay thợ giảng, mình cũng sẽ không thấy áp lực về việc nhồi nhét kiến thức cho học trò nữa. Điều mình dạy là phương pháp, là định hướng, là mình tạo cho học trò của mình cảm giác về sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai', anh từng chia sẻ. Anh muốn học trò nhớ tới mình như một người chỉ đường hơn là một người dạy kiến thức.
MC Lê Anh hiện là Phó khoa Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Anh phụ trách giảng dạy môn Tổ chức sự kiện. Anh có bằng Tiến sĩ Văn hóa - Du lịch. Anh từng nhận mình là người tương đối yêu nghề giáo, tận tình, cầu toàn trong chuyên môn. Anh gắn bó với các hoạt động của sinh viên, đam mê nghiên cứu khoa học. Việc được nhiều sinh viên biết đến khiến Lê Anh buộc mình phải 'xuất thần' mỗi giờ lên lớp. Anh kể sinh viên cũng có người e ngại khi có thầy giáo làm MC như anh.
'Tôi phát hiện ra rằng điều then chốt nhất trong nghiệp làm thầy là mình phải tạo được cảm hứng cho người học để họ tự chinh phục đỉnh cao tri thức mà họ mong muốn. Khi làm được việc đó, mình không sa vào cái gọi là thợ dạy hay thợ giảng, mình cũng sẽ không thấy áp lực về việc nhồi nhét kiến thức cho học trò nữa. Điều mình dạy là phương pháp, là định hướng, là mình tạo cho học trò của mình cảm giác về sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai', anh từng chia sẻ. Anh muốn học trò nhớ tới mình như một người chỉ đường hơn là một người dạy kiến thức.
Thiên Anh