Khu vực của CĐV Ultras trên khán đài sân Bernabeu. |
Nhóm CĐV cuồng tín này có chung biểu tượng là chiếc rìu với phong trào chủ nghĩa da trắng quốc tế Hammerskin, được xem là thành phần đáng sợ nhất của hooligan châu Âu hiện nay. Cựu độc tài Franco là thủ lĩnh tinh thần của nhóm Ultras. Thế nhưng, mặc dù đều biết nhóm Ultras Surs có quan hệ với các thành phần phát xít, nhiều cầu thủ của Real Madrid, trong đó có cả những ngôi sao người Anh như David Beckham và Michael Owen - đã chụp ảnh và phỏng vấn trên tờ báo của nhóm CĐV này.
Chính vì vậy, những bức ảnh gây sốc này chắc chắn sẽ châm ngòi cho các cuộc tranh cãi mới xung quanh việc cầu thủ da màu của đội tuyển Anh vừa bị lăng mạ.
Cầu thủ sinh tại Madrid và cũng là đội trưởng của Real, đội tuyển Tây Ban Nha, Raul, là nhân vật được yêu thích nhất của nhóm Ultras Surs. Ngoài ra, tiền đạo này cũng có được một chiếc thẻ hội viên của nhóm.
Nhóm Ultra Surs được phát vé miễn phí ở những trận đấu có Real Madrid và từng có một văn phòng riêng trong sân Bernabeu.
Người đứng đầu nhóm Ultras, Jose Luis Ochaita, bị bắt giữ năm 1998 tại Đức vì tội vẫy cờ phát xít và bị cấm vào sân trong 3 năm do tội tấn công một trọng tài ở Tây Ban Nha.
Điều đáng nói là những thông tin này được công bố ngay khi LĐBĐ Tây Ban Nha có thư xin lỗi LĐBĐ Anh về việc Ashley Cole cùng Shaun Wright-Phillips bị các CĐV sân Bernabeu lăng mạ trong trận giao hữu giữa 2 đội tuyển quốc gia. Trong khi đó, Piara Power, Giám đốc của tổ chức chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá có tên Kick It Out, cho biết: "Chúng tôi đã biết nhóm Ultras có liên hệ với Real Madrid trong một thời gian dài.Trong trận đấu giao hữu vào thứ Tư vừa qua, tôi thấy cờ phát xít được giơ lên và 25 thành viên của nhóm Ultras đã chào theo kiểu phát xít".
Như vậy, đây là lần thứ hai trong 1 năm trở lại đây, nhóm Ultras Surs có liên quan tới các vụ bạo động sân cỏ sau khi thủ lĩnh thứ hai của họ là Alvaro Cardenas bị tuyên án 4 năm tù do thừa nhận dùng dao tấn công một cảnh sát vào năm 1999.
Tồi tệ hơn nữa, các cầu thủ người Brazil của Real Madrid như Roberto Carlos và Ronaldo đều đã có những khẩu hiệu phát xít và được đăng tải trên các tờ báo của nhóm Ultras Surs. Ngoài ra, các thành viên khác của Real Madrid, trong đó có Jose Maria Guti, Iker Casillas và đồng đội của Shaun Wright-Phillips tại Man City, Steve McManaman, cũng lên các mặt báo trả lời phỏng vấn trong suốt 3 năm qua.
Sự kiện gần đây nhất là nhóm Ultras được sử dụng riêng một cổng vào sân Bernabeu. Đó là cổng số 42 và đây là nơi họ có thể được mang kèn, trống, cờ có in hình Franco và những biểu tượng khác của chủ nghĩa phát xít mà không bị gây trở ngại. Và sau mỗi trận đấu trên sân nhà, chúng tổ chức cái gọi là "cacereias", nơi tập hợp những CĐV da màu, gái điếm, kẻ lang thang, dân đồng tính của những CLB khác. Tuy nhiên, mặc dù những hành động này có thể làm tổn hại tới danh tiếng “CLB xuất sắc nhất thế giới” và đe dọa tới các hợp đồng tài trợ, cầu thủ của Real Madrid dường như vẫn muốn tiếp tục ủng hộ cho nhóm hooligan này. Ví dụ rõ nhất là sau trận đấu với AC Milan tại Champions League năm 2003, cầu thủ ưa thích của Ultras Surs, Raul, đã nhận một thẻ hội viên từ nhóm. Người chỉ trích Raul chính là phụ trách văn phòng nhập cư Madrid, Tomas Vera. Còn trước đó, cho tới thời điểm Florentino Perez đắc cử Chủ tịch Real vào năm 2000, các thế hệ Chủ tịch của CLB này đều rất coi trọng các nhóm hooligan.
Năm 1997, theo Thể thao VN, cựu Chủ tịch Ramon Mendoza từng tuyên bố: "Nếu tôi 20 tuổi, tôi sẽ là một thành viên của Ultras Surs". Thậm chí, người tiền nhiệm của Perez, Lorenzo Sanz, cũng thường sử dụng các thành viên của chủ nghĩa phát xít làm cánh tay mặt cho mình trong cuộc vận động tranh cử năm 2000.