Hái rau muống ở một kênh nước thải tại Việt Nam. |
Đây là khảo sát của nhóm cán bộ Phân viện Bảo hộ lao động TP HCM, thực hiện trên 25 mẫu rau ngẫu nhiên lấy trên thị trường và điểm trồng rau trên địa bàn TP HCM. Kết quả cho thấy hàm lượng chì trong rau thủy sinh là vấn đề đáng báo động.
Ngoài nguyên nhân khách quan là tác động từ nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp; nước thải bệnh viện; nước thải, rác sinh hoạt…
Ngoài ra, hàm lượng chì trong rau cao còn là do một số nông dân sử dụng xăng, dầu nhớt pha với thuốc bảo vệ thực vật loại rẻ tiền, độc tính cao đề trừ sâu rầy.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, mặc dù chất độc của chì trong các dạng trên không làm ngộ độc cấp tính nhưng nếu dùng phải thức ăn có hàm lượng chì cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt có thể gây suy gan, thận và ảnh hưởng đến thần kinh.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)