Hôm 28/8, Quốc Trường có chuyến về thăm quê nghỉ lễ sớm. Nhân dịp này, nam diễn viên đưa một số bạn bè là người đẹp Huỳnh Thúy Vi, nhà văn Đặng Thiên Phong và travel blogger Vinh Gấu về miền gạo trắng nước trong quê hương mình. Một trong những địa điểm không thể bỏ qua là chợ nổi Cái Răng sầm uất, đông đúc bậc nhất Cần Thơ.
Hôm 28/8, Quốc Trường có chuyến về thăm quê nghỉ lễ sớm. Nhân dịp này, nam diễn viên đưa một số bạn bè là người đẹp Huỳnh Thúy Vi, nhà văn Đặng Thiên Phong và travel blogger Vinh Gấu về miền gạo trắng nước trong quê hương mình. Một trong những địa điểm không thể bỏ qua là chợ nổi Cái Răng sầm uất, đông đúc bậc nhất Cần Thơ.
Chợ nổi nằm tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều khoảng 30 phút di chuyển bằng cano. Đến với chợ nổi Cái Răng, nhóm bạn tận hưởng không khí trong lành, gió mát của sông nước hòa cùng tiếng mái chèo, tiếng sóng vỗ mạn thuyền và thưởng thức một tô bún riêu. Những chiếc xuồng chở đầy hàng hóa từ hoa trái các loại đến đồ ăn, đồ gia dụng được treo trên những chiếc sào. Hình ảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập ngay trên sông nước chính là nét độc đáo đặc trưng của miền Tây Đô.
Chợ nổi nằm tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều khoảng 30 phút di chuyển bằng cano. Đến với chợ nổi Cái Răng, nhóm bạn tận hưởng không khí trong lành, gió mát của sông nước hòa cùng tiếng mái chèo, tiếng sóng vỗ mạn thuyền và thưởng thức một tô bún riêu. Những chiếc xuồng chở đầy hàng hóa từ hoa trái các loại đến đồ ăn, đồ gia dụng được treo trên những chiếc sào. Hình ảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập ngay trên sông nước chính là nét độc đáo đặc trưng của miền Tây Đô.
'Là người con Cần Thơ nhưng đây mới chỉ là lần thứ hai Trường đi chợ nổi Cái Răng. Tôi ấn tượng nhất khi ăn sáng ở trên ghe, hơi bập bềnh nhưng là trải nghiệm rất thú vị. Người dân nơi đây chân chất, thật thà và đáng yêu. Tôi hy vọng du khách đến chợ nổi Cái Răng sẽ có trải nghiệm độc đáo, cảm nhận được sự gần gũi và ấm áp của người dân miền Tây. Đó là những điều tôi cảm thấy tự hào về quê hương mình', diễn viên Quốc Trường nói.
'Là người con Cần Thơ nhưng đây mới chỉ là lần thứ hai Trường đi chợ nổi Cái Răng. Tôi ấn tượng nhất khi ăn sáng ở trên ghe, hơi bập bềnh nhưng là trải nghiệm rất thú vị. Người dân nơi đây chân chất, thật thà và đáng yêu. Tôi hy vọng du khách đến chợ nổi Cái Răng sẽ có trải nghiệm độc đáo, cảm nhận được sự gần gũi và ấm áp của người dân miền Tây. Đó là những điều tôi cảm thấy tự hào về quê hương mình', diễn viên Quốc Trường nói.
Sau khi thưởng thức bữa sáng thơm ngon, nóng hổi tại chợ nổi Cái Răng, nhóm bạn ghé thăm lò hủ tiếu Sáu Hoài ở 476 đường Lộ Vòng Cung, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Với truyền thống ba đời, lò hủ tiếu của gia đình ông Sáu Hoài là một trong những nơi sản xuất và cung cấp hủ tiếu đặc biệt ở Cần Thơ. Để tạo ra sự mới mẻ, ông Sáu Hoài biến sợi hủ tiếu màu trắng truyền thống thành sản phẩm hủ tiếu đa sắc với việc tạo màu từ rau củ, cây lá thiên nhiên. Màu cam từ trái gấc, màu xanh tím từ hoa đậu biếc, màu xanh từ lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu hồng từ củ dền.
Sau khi thưởng thức bữa sáng thơm ngon, nóng hổi tại chợ nổi Cái Răng, nhóm bạn ghé thăm lò hủ tiếu Sáu Hoài ở 476 đường Lộ Vòng Cung, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Với truyền thống ba đời, lò hủ tiếu của gia đình ông Sáu Hoài là một trong những nơi sản xuất và cung cấp hủ tiếu đặc biệt ở Cần Thơ. Để tạo ra sự mới mẻ, ông Sáu Hoài biến sợi hủ tiếu màu trắng truyền thống thành sản phẩm hủ tiếu đa sắc với việc tạo màu từ rau củ, cây lá thiên nhiên. Màu cam từ trái gấc, màu xanh tím từ hoa đậu biếc, màu xanh từ lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu hồng từ củ dền.
Muốn có sợi hủ tiếu ngon, khâu chọn gạo và pha chế bột là rất quan trọng, đòi hỏi bí quyết nghề nghiệp riêng. Tiếp theo là các công đoạn ngâm, vo gạo, gút, xay, bòng, đánh, cho vào lu nước quậy lấy tinh bột, tráng, phơi và cuối cùng là cắt hủ tiếu thành sợi. Ngày nay, dù có máy móc hỗ trợ, nhiều công đoạn vẫn phải dùng đến bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề, nhất là khâu tráng bánh và vớt bánh. Chính sự tỉ mỉ trong từng khâu sản xuất đã mang lại uy tín cho lò hủ tiếu truyền thống lâu đời Sáu Hoài.
Muốn có sợi hủ tiếu ngon, khâu chọn gạo và pha chế bột là rất quan trọng, đòi hỏi bí quyết nghề nghiệp riêng. Tiếp theo là các công đoạn ngâm, vo gạo, gút, xay, bòng, đánh, cho vào lu nước quậy lấy tinh bột, tráng, phơi và cuối cùng là cắt hủ tiếu thành sợi. Ngày nay, dù có máy móc hỗ trợ, nhiều công đoạn vẫn phải dùng đến bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề, nhất là khâu tráng bánh và vớt bánh. Chính sự tỉ mỉ trong từng khâu sản xuất đã mang lại uy tín cho lò hủ tiếu truyền thống lâu đời Sáu Hoài.
Trở về trung tâm Cần Thơ, Quốc Trường đưa nhóm bạn tới tham quan nhà cổ Bình Thủy. Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp. Công trình có kiến trúc tinh tế với hoa văn điêu khắc, từ những cây cột, vòm cửa đến viền nhà đều được chạm khắc tỉ mỉ. Đặc biệt, nơi đây còn gây ấn tượng bởi hai cầu thang hình cung dẫn vào nhà, cùng hai cây đèn lớn được đúc bằng đồng từ thời Pháp đặt trước mặt tiền. Trong ảnh, nhà văn Đặng Thiên Phong 'sống ảo' ở khu vực cầu thang nổi tiếng.
Một điều thú vị là trong quá trình xây gian nhà chính, chủ nhân họ Dương đã cho lót lớp muối hạt dày chừng 10 cm dưới nền gạch bông. Đây là kinh nghiệm dân gian thường được người dân Nam Bộ áp dụng trong việc xây nhà, nhằm mục đích xua đuổi côn trùng, mang đến sự thông thoáng cho ngôi nhà, đồng thời tránh những tà vật xâm hại theo quan niệm phong thủy.
Trở về trung tâm Cần Thơ, Quốc Trường đưa nhóm bạn tới tham quan nhà cổ Bình Thủy. Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp. Công trình có kiến trúc tinh tế với hoa văn điêu khắc, từ những cây cột, vòm cửa đến viền nhà đều được chạm khắc tỉ mỉ. Đặc biệt, nơi đây còn gây ấn tượng bởi hai cầu thang hình cung dẫn vào nhà, cùng hai cây đèn lớn được đúc bằng đồng từ thời Pháp đặt trước mặt tiền. Trong ảnh, nhà văn Đặng Thiên Phong 'sống ảo' ở khu vực cầu thang nổi tiếng.
Một điều thú vị là trong quá trình xây gian nhà chính, chủ nhân họ Dương đã cho lót lớp muối hạt dày chừng 10 cm dưới nền gạch bông. Đây là kinh nghiệm dân gian thường được người dân Nam Bộ áp dụng trong việc xây nhà, nhằm mục đích xua đuổi côn trùng, mang đến sự thông thoáng cho ngôi nhà, đồng thời tránh những tà vật xâm hại theo quan niệm phong thủy.
Kiến trúc nhà cổ Bình Thủy mang đậm dấu ấn Đông - Tây kết hợp. Đây là ngôi nhà phá vỡ quy tắc ba gian truyền thống quen thuộc ở miền Tây với diện tích 6.000 m2, được thiết kế chia thành 5 gian. Trong nhà có nhiều đồ vật cổ được bày trí và sắp xếp cân xứng. Phòng khách theo phong cách châu Âu với bộ salon đời Louis 15 của Pháp, đèn chùm cổ điển.
Những không gian khác mang phong cách Việt cổ xa hoa gồm: bộ chén rượu từ đời Minh - Thanh, bộ bàn ghế cẩm thạch vân xanh từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), bình ngọc men xanh cao 1,2 m hay bộ tách trà bằng sứ tinh xảo.
Kiến trúc nhà cổ Bình Thủy mang đậm dấu ấn Đông - Tây kết hợp. Đây là ngôi nhà phá vỡ quy tắc ba gian truyền thống quen thuộc ở miền Tây với diện tích 6.000 m2, được thiết kế chia thành 5 gian. Trong nhà có nhiều đồ vật cổ được bày trí và sắp xếp cân xứng. Phòng khách theo phong cách châu Âu với bộ salon đời Louis 15 của Pháp, đèn chùm cổ điển.
Những không gian khác mang phong cách Việt cổ xa hoa gồm: bộ chén rượu từ đời Minh - Thanh, bộ bàn ghế cẩm thạch vân xanh từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), bình ngọc men xanh cao 1,2 m hay bộ tách trà bằng sứ tinh xảo.
Hôm sau, Quốc Trường đảm nhận vai trò hướng dẫn viên đưa nhóm bạn tới làng nghề bánh tráng Thuận Hưng 200 năm tuổi, nằm trên địa bàn quận Thốt Nốt, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40 km. Ngay khi bước đến cổng làng, các thành viên đoàn đã cảm nhận được hương thơm đặc trưng của mùi khói và bột dừa. Quốc Trường và nhóm bạn được tự tay làm thử món đặc sản này do người dân địa phương hướng dẫn.
Hôm sau, Quốc Trường đảm nhận vai trò hướng dẫn viên đưa nhóm bạn tới làng nghề bánh tráng Thuận Hưng 200 năm tuổi, nằm trên địa bàn quận Thốt Nốt, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40 km. Ngay khi bước đến cổng làng, các thành viên đoàn đã cảm nhận được hương thơm đặc trưng của mùi khói và bột dừa. Quốc Trường và nhóm bạn được tự tay làm thử món đặc sản này do người dân địa phương hướng dẫn.
Khi làm bánh tráng, người dân phải điều chỉnh lượng bột sao cho phù hợp, đong đếm bằng gáo. Sau khi xay, bột gạo được đổ lên tấm mùng căng trên nồi. Để tráng bánh ngon, mỏng và không bị nát, cần đảm bảo lửa nhỏ và tráng bánh đều, nhanh tay. Bánh tráng được hấp bằng hơi nước khoảng 15 giây là chín. Khâu lấy bánh cũng rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa người tráng và lấy bánh. Bánh sau khi tráng sẽ mỏng và ướt nên rất dễ bị rách. Do vậy, người lấy bánh cần khéo léo, nhẹ nhàng, một tay cầm bánh và một tay nâng bánh đặt vào phên.
Thông thường, người trong làng sẽ xem thời tiết mưa nắng để phơi bánh. Nếu phơi bánh đúng ngày nắng, bánh sẽ khô sau khoảng 30 phút, còn nếu phơi quá giờ, bánh dễ bị vỡ. Bánh đủ độ khô sẽ được lấy ra và sắp lại theo từng phần.
Khi làm bánh tráng, người dân phải điều chỉnh lượng bột sao cho phù hợp, đong đếm bằng gáo. Sau khi xay, bột gạo được đổ lên tấm mùng căng trên nồi. Để tráng bánh ngon, mỏng và không bị nát, cần đảm bảo lửa nhỏ và tráng bánh đều, nhanh tay. Bánh tráng được hấp bằng hơi nước khoảng 15 giây là chín. Khâu lấy bánh cũng rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa người tráng và lấy bánh. Bánh sau khi tráng sẽ mỏng và ướt nên rất dễ bị rách. Do vậy, người lấy bánh cần khéo léo, nhẹ nhàng, một tay cầm bánh và một tay nâng bánh đặt vào phên.
Thông thường, người trong làng sẽ xem thời tiết mưa nắng để phơi bánh. Nếu phơi bánh đúng ngày nắng, bánh sẽ khô sau khoảng 30 phút, còn nếu phơi quá giờ, bánh dễ bị vỡ. Bánh đủ độ khô sẽ được lấy ra và sắp lại theo từng phần.
Rời làng bánh tráng Thuận Hưng, Quốc Trường qua phà để di chuyển đến cù lao Tân Lộc, được mệnh danh 'hòn đảo ngọt' của xứ Tây Đô. Cù lao Tân Lộc, trước đây được biết đến dưới tên gọi cù lao Tam Tỉnh, mang ý nghĩa kết nối ba tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Nơi này nằm giữa dòng sông Hậu, được hình thành từ phù sa và cát từ sông Mekong. Do đó, nơi này còn có tên gọi khác là Sa Châu.
Khi mới hình thành, cù lao Tân Lộc chỉ là một vùng đất hoang mọc rậm rạp lau sậy. Cư dân địa phương đã khai hoang và chủ yếu sống bằng nghề cào vẹm, hến, bắt ốc. Sau này, người dân chuyển hướng nuôi cá bằng cách thả bè, từ đó, cù lao được gọi với biệt danh 'làng cá'. Hiện nay, cù lao Tân Lộc có diện tích 3.200 ha, đất phù sa phong phú, trở thành nguồn tài nguyên quý báu để phát triển các vườn cây ăn trái đa dạng. Cù lao có nhiều hoạt động trải nghiệm, trong đó không thể bỏ qua vườn ổi lê với những trái giòn ngon tự nhiên.
Rời làng bánh tráng Thuận Hưng, Quốc Trường qua phà để di chuyển đến cù lao Tân Lộc, được mệnh danh 'hòn đảo ngọt' của xứ Tây Đô. Cù lao Tân Lộc, trước đây được biết đến dưới tên gọi cù lao Tam Tỉnh, mang ý nghĩa kết nối ba tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Nơi này nằm giữa dòng sông Hậu, được hình thành từ phù sa và cát từ sông Mekong. Do đó, nơi này còn có tên gọi khác là Sa Châu.
Khi mới hình thành, cù lao Tân Lộc chỉ là một vùng đất hoang mọc rậm rạp lau sậy. Cư dân địa phương đã khai hoang và chủ yếu sống bằng nghề cào vẹm, hến, bắt ốc. Sau này, người dân chuyển hướng nuôi cá bằng cách thả bè, từ đó, cù lao được gọi với biệt danh 'làng cá'. Hiện nay, cù lao Tân Lộc có diện tích 3.200 ha, đất phù sa phong phú, trở thành nguồn tài nguyên quý báu để phát triển các vườn cây ăn trái đa dạng. Cù lao có nhiều hoạt động trải nghiệm, trong đó không thể bỏ qua vườn ổi lê với những trái giòn ngon tự nhiên.
Sau khi tham quan vườn ổi lê, đoàn di chuyển qua vườn dừa Tân Lộc, nơi du khách đắm chìm vào thế giới dừa tươi ngon với loạt cây thẳng tắp ven con kênh nhỏ. Khi ghé thăm vườn dừa, du khách sẽ ngồi trên chiếc thuyền len lỏi trong rừng dừa mát mẻ, ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên miệt vườn miền Tây. Vườn dừa Tân Lộc có đủ loại dừa đa dạng, từ dừa lửa, dừa dứa đến dừa xiêm.
Sau khi tham quan vườn ổi lê, đoàn di chuyển qua vườn dừa Tân Lộc, nơi du khách đắm chìm vào thế giới dừa tươi ngon với loạt cây thẳng tắp ven con kênh nhỏ. Khi ghé thăm vườn dừa, du khách sẽ ngồi trên chiếc thuyền len lỏi trong rừng dừa mát mẻ, ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên miệt vườn miền Tây. Vườn dừa Tân Lộc có đủ loại dừa đa dạng, từ dừa lửa, dừa dứa đến dừa xiêm.
Kết thúc chuyến tham quan, Quốc Trường dẫn nhóm bạn ra bờ kè sông Cần Thơ picnic, ngắm hoàng hôn. Cần Thơ không chỉ có gạo trắng nước trong mà còn có những khoảnh khắc lãng mạn khi bầu trời loang dần màu cam huyền ảo. Ngồi bên nhau trong buổi chiều tà, nghe gió mát nhè nhẹ bên tai, ngắm nhìn hoàng hôn đổ bóng xuống dòng sông êm ả là kỷ niệm khó quên với nam diễn viên và những người bạn.
Kết thúc chuyến tham quan, Quốc Trường dẫn nhóm bạn ra bờ kè sông Cần Thơ picnic, ngắm hoàng hôn. Cần Thơ không chỉ có gạo trắng nước trong mà còn có những khoảnh khắc lãng mạn khi bầu trời loang dần màu cam huyền ảo. Ngồi bên nhau trong buổi chiều tà, nghe gió mát nhè nhẹ bên tai, ngắm nhìn hoàng hôn đổ bóng xuống dòng sông êm ả là kỷ niệm khó quên với nam diễn viên và những người bạn.
Nguyên Chi
Ảnh: Bảo Khánh, Vinh Gấu