1. Đột quỵ là gì?
A. Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não gián đoạn hoặc giảm đáng kể.
B. Đột quỵ gây tắc nghẽn mạch máu toàn thân, khiến số lượng tế bào não bắt đầu chết đi.
C. Đột quỵ là tình trạng choáng váng, xây xẩm mặt mày đột ngột do béo phì, gây tử vong ngay lập tức.
2. Có các loại đột quỵ nào?
A. Có ba loại đột quỵ
B. Có hai loại đột quỵ
3. Các thói quen nào dưới đây dễ dẫn đến đột quỵ?
A. Thức khuya, lướt điện thoại thường xuyên
B. Bỏ bữa sáng, hay ăn vặt
C. Thức khuya, ít vận động, hút thuốc, uống rượu
4. Dấu hiệu nào cảnh báo đột quỵ sớm?
A. Bị tăng cân đột ngột
B. Huyết áp cao, ảo giác, liệt chi, chóng mặt
C. Hay tiểu đêm
5. Cách nào dưới đây phòng ngừa đột quỵ?
A. Kiểm soát và hạ huyết áp
B. Giảm cân nhanh chóng
C. Ăn nhiều món đồ bổ máu
6. Nên làm gì khi thấy có người bị đột quỵ?
A. Kê chân bệnh nhân lên cao gối, gọi cấp cứu
B. Đặt bệnh nhân nằm ngửa, nới lỏng cổ áo, không quay đầu bệnh nhân qua lại
C. Lay đầu bệnh nhân thật mạnh để bệnh nhân hồi tỉnh
Theo VnExpress, tỷ lệ đột quỵ Việt Nam đang dẫn đầu thế giới.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam thuộc nhóm màu đỏ đậm nhất - tức nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Theo tỷ lệ này, với dân số 100 triệu, số ca đột quỵ tại Việt Nam khoảng trên 200.000 mỗi năm.
Nguyên nhân cho con số này là nhận thức của nhiều người Việt về nguy cơ đột quỵ vẫn chưa cao. Đa số bệnh nhân đột quỵ cho biết không nghĩ nguyên nhân do không kiểm soát các bệnh nền, theo các bác sĩ. Họ không tuân thủ dùng thuốc, không đo huyết áp tại nhà hàng ngày, không biết huyết áp cần đạt được là bao nhiêu, vẫn hút thuốc lá, dùng thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh này.
>> Xem thêm 8 triệu chứng chính của bệnh trầm cảm
Tú Anh