Trong cửa hàng rộng chừng 15 m2, chị Quyên (chủ quán) đang xếp thêm mì vào khay. Mở hàng lúc 8h30 và tới 11h, ngăn chứa mì Indomie đã gần hết, ngăn chứa loại mì khác cũng vơi đi một nửa.
Chị Quyên cho biết cửa hàng mì mở bán từ tháng 3/2021, chủ yếu bán mì ăn liền của nhiều quốc gia với hai loại hình bán mang về và phục vụ tại chỗ. Chọn địa điểm gần nhiều trường học nên thời gian đầu, cửa hàng đón lượng khách lớn, nhiều lúc mì không kịp về bán.
Trong cửa hàng rộng chừng 15 m2, chị Quyên (chủ quán) đang xếp thêm mì vào khay. Mở hàng lúc 8h30 và tới 11h, ngăn chứa mì Indomie đã gần hết, ngăn chứa loại mì khác cũng vơi đi một nửa.
Chị Quyên cho biết cửa hàng mì mở bán từ tháng 3/2021, chủ yếu bán mì ăn liền của nhiều quốc gia với hai loại hình bán mang về và phục vụ tại chỗ. Chọn địa điểm gần nhiều trường học nên thời gian đầu, cửa hàng đón lượng khách lớn, nhiều lúc mì không kịp về bán.
11h một ngày cuối tháng 12, Trần Minh Hùng (21 tuổi) có mặt tại quán để ăn bữa trưa với loại mì yêu thích trước khi quán dừng bán tại chỗ. Đây là lần thứ ba trong tuần anh ghé quán.
Hùng cho biết bắt đầu ăn mì tại quán từ tháng 5/2021, sau một lần đi chơi cùng bạn bè. Từ đó đến nay, cứ mỗi tuần anh ghé quán ít nhất hai lần, có tuần lên ba, bốn lần.
11h một ngày cuối tháng 12, Trần Minh Hùng (21 tuổi) có mặt tại quán để ăn bữa trưa với loại mì yêu thích trước khi quán dừng bán tại chỗ. Đây là lần thứ ba trong tuần anh ghé quán.
Hùng cho biết bắt đầu ăn mì tại quán từ tháng 5/2021, sau một lần đi chơi cùng bạn bè. Từ đó đến nay, cứ mỗi tuần anh ghé quán ít nhất hai lần, có tuần lên ba, bốn lần.
Hùng nhận xét cửa hàng đa dạng loại mì, giá cả phải chăng. Ngoài mì Indomie, anh đã thử thêm năm loại khác và dự kiến thử hết các loại mì tại quán.
Hùng nhận xét cửa hàng đa dạng loại mì, giá cả phải chăng. Ngoài mì Indomie, anh đã thử thêm năm loại khác và dự kiến thử hết các loại mì tại quán.
Cùng đến quán thưởng thức những loại mì nhập khẩu không có trong nước, Phương Anh và Phong (cùng 17 tuổi, ở Thanh Xuân) chọn loại mì Hàn Quốc cay, full topping với giá 80.000 đồng hai bát.
Phương Anh cho biết đã nghe tên quán từ lâu nhưng bây giờ mới sắp xếp thời gian đến trải nghiệm. Cô bất ngờ với các gian đầy ắp mì ăn liền của nhiều quốc gia, có loại mì Phương Anh chưa thấy bao giờ. Trong khi đó, Phong thích thú với sự đa dạng của các loại đồ ăn kèm.
“Mì ở đây khá ngon, lạ miệng, giá cả cao hơn mì ăn liền trong nước nhưng chất lượng”, Phong nói và cho biết sẽ trở lại đây những lần tiếp theo để thưởng thức thêm nhiều loại mì khác.
Cùng đến quán thưởng thức những loại mì nhập khẩu không có trong nước, Phương Anh và Phong (cùng 17 tuổi, ở Thanh Xuân) chọn loại mì Hàn Quốc cay, full topping với giá 80.000 đồng hai bát.
Phương Anh cho biết đã nghe tên quán từ lâu nhưng bây giờ mới sắp xếp thời gian đến trải nghiệm. Cô bất ngờ với các gian đầy ắp mì ăn liền của nhiều quốc gia, có loại mì Phương Anh chưa thấy bao giờ. Trong khi đó, Phong thích thú với sự đa dạng của các loại đồ ăn kèm.
“Mì ở đây khá ngon, lạ miệng, giá cả cao hơn mì ăn liền trong nước nhưng chất lượng”, Phong nói và cho biết sẽ trở lại đây những lần tiếp theo để thưởng thức thêm nhiều loại mì khác.
Nhìn khách ra vào tấp nập chọn mì, chị Quyên cho biết đây là mô hình quán bán mì ăn liền tự chọn đầu tiên tại Việt Nam, sản phẩm đa dạng, nhiều mức giá nên đón được lượng lớn khách hàng.
Nhìn khách ra vào tấp nập chọn mì, chị Quyên cho biết đây là mô hình quán bán mì ăn liền tự chọn đầu tiên tại Việt Nam, sản phẩm đa dạng, nhiều mức giá nên đón được lượng lớn khách hàng.
Mô hình quán ăn nhanh tự chọn với nhiều loại mì được chị Quyên lên ý tưởng, mở cửa sau thời gian du học và du lịch nhiều nơi.
“Khi đi học, tôi thấy một hàng bánh mì mọi người được tự do chọn ổ bánh, thịt, rau mình muốn. Sau đấy, khi sang Nhật thăm bảo tàng mì, ở đấy có rất nhiều loại mì. Thấy lượng mì ăn liền trong nước được tiêu thụ rất lớn nên tôi nghĩ đến việc kết hợp chúng lại, cho ra một loại đồ ăn nhanh”, chị Quyên cho hay.
Mô hình quán ăn nhanh tự chọn với nhiều loại mì được chị Quyên lên ý tưởng, mở cửa sau thời gian du học và du lịch nhiều nơi.
“Khi đi học, tôi thấy một hàng bánh mì mọi người được tự do chọn ổ bánh, thịt, rau mình muốn. Sau đấy, khi sang Nhật thăm bảo tàng mì, ở đấy có rất nhiều loại mì. Thấy lượng mì ăn liền trong nước được tiêu thụ rất lớn nên tôi nghĩ đến việc kết hợp chúng lại, cho ra một loại đồ ăn nhanh”, chị Quyên cho hay.
Sau gần một năm mở bán, hiện quán chị Quyên có khoảng 150 loại mì thuộc nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… trong đấy có 10 loại dành cho trẻ em từ ba tuổi trở lên, chủ yếu là mì Nhật Bản.
“Trước đây có hơn 160 loại nhưng tôi bỏ bớt sau thời gian mở cửa tìm hiểu thị hiếu khách hàng”, chị nói.
Sau gần một năm mở bán, hiện quán chị Quyên có khoảng 150 loại mì thuộc nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… trong đấy có 10 loại dành cho trẻ em từ ba tuổi trở lên, chủ yếu là mì Nhật Bản.
“Trước đây có hơn 160 loại nhưng tôi bỏ bớt sau thời gian mở cửa tìm hiểu thị hiếu khách hàng”, chị nói.
Ngoài một số loại mì Việt hoặc mì ngoại mà Việt Nam liên doanh sản xuất, các loại còn lại được chị Quyên nhờ người thân mua xách tay từ nước ngoài về.
Theo chị Quyên, thời gian đầu mở bán, học sinh còn tới trường mỗi tháng thì chị nhập mì một lần, mỗi lần từ 200 đến 300 gói. Hiện khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học, lượng người ăn trực tiếp tại quán không nhiều, hai đến ba tháng chị mới nhập một lần.
“Tôi không nhập nhiều vì hạn sử dụng của mì nước ngoài khoảng sáu tháng, việc nhập từng chuyến nhỏ sẽ giúp có được mặt hàng với hạn sử dụng mới, không lo mì hết hạn”, chị Quyên cho biết so với giá mì được mua trong nước, mì nhập sẽ cao hơn. Vì đường vận chuyển xa, gửi qua đường hàng không chi phí đắt nên khi đến tay người tiêu dùng, giá tăng lên từ 5.000 đến 7.000 đồng so với giá gốc.
Ngoài một số loại mì Việt hoặc mì ngoại mà Việt Nam liên doanh sản xuất, các loại còn lại được chị Quyên nhờ người thân mua xách tay từ nước ngoài về.
Theo chị Quyên, thời gian đầu mở bán, học sinh còn tới trường mỗi tháng thì chị nhập mì một lần, mỗi lần từ 200 đến 300 gói. Hiện khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học, lượng người ăn trực tiếp tại quán không nhiều, hai đến ba tháng chị mới nhập một lần.
“Tôi không nhập nhiều vì hạn sử dụng của mì nước ngoài khoảng sáu tháng, việc nhập từng chuyến nhỏ sẽ giúp có được mặt hàng với hạn sử dụng mới, không lo mì hết hạn”, chị Quyên cho biết so với giá mì được mua trong nước, mì nhập sẽ cao hơn. Vì đường vận chuyển xa, gửi qua đường hàng không chi phí đắt nên khi đến tay người tiêu dùng, giá tăng lên từ 5.000 đến 7.000 đồng so với giá gốc.
Giá mì tại quán chị Quyên dao động từ 8.000 đến 65.000 đồng mỗi hộp, chưa tính topping. Trên mỗi gói mì, cửa hàng sẽ để giá để khách có thể lựa chọn loại mì phù hợp túi tiền.
Giá mì tại quán chị Quyên dao động từ 8.000 đến 65.000 đồng mỗi hộp, chưa tính topping. Trên mỗi gói mì, cửa hàng sẽ để giá để khách có thể lựa chọn loại mì phù hợp túi tiền.
Khi chọn xong loại mì, khách hàng có thể lựa chọn đồ ăn kèm với hơn 20 loại topping như xúc xích, chả cá, chả mực, thanh cua, thịt bò, thịt nướng, trứng...
Khi chọn xong loại mì, khách hàng có thể lựa chọn đồ ăn kèm với hơn 20 loại topping như xúc xích, chả cá, chả mực, thanh cua, thịt bò, thịt nướng, trứng...
Ngoài ăn tại chỗ, khách có thể mua mì chế biến sẵn mang về, hoặc mua trực tiếp mì gói về tự nấu.
Loại mì bán chạy nhất tại quán chị Quyên là mì Indomie. Với giá thành từ 5.000 đến 15.000 đồng, đây là loại mì được nhiều học sinh ưa thích. Ngoài ra, mì Hàn Quốc và Đài Loan là các loại mì được nhiều bạn trẻ từ cấp ba trở lên lựa chọn.
Loại mì bán chạy nhất tại quán chị Quyên là mì Indomie. Với giá thành từ 5.000 đến 15.000 đồng, đây là loại mì được nhiều học sinh ưa thích. Ngoài ra, mì Hàn Quốc và Đài Loan là các loại mì được nhiều bạn trẻ từ cấp ba trở lên lựa chọn.
Hiện quán chị Quyên mở cửa từ 8h30 đến 21h. Do dịch bệnh không thể bán tại chỗ, chị Quyên vẫn duy trì bán hàng mang về. Trong tương lai khi dịch ổn định, chị dự kiến mở thêm nhiều quán khác và thay đổi liên tục các loại mì.
Hiện quán chị Quyên mở cửa từ 8h30 đến 21h. Do dịch bệnh không thể bán tại chỗ, chị Quyên vẫn duy trì bán hàng mang về. Trong tương lai khi dịch ổn định, chị dự kiến mở thêm nhiều quán khác và thay đổi liên tục các loại mì.
Đông Vũ