Nằm ngay trung tâm phố cổ Hà Nội, ở mặt đường phố Hàng Điếu (quận Hoàn Kiếm), quán chè này gây ấn tượng với nhiều thực khách bởi không gian hoài cổ khi phần lớn đồ vật trong quán là đồ sưu tầm từ thời xa xưa.
Quán nằm trong căn nhà 5 tầng, rộng và thoáng. Trong đó, tầng một và hai sử dụng để kinh doanh, còn lại chủ nhà sử dụng để sinh hoạt. Tầng một là quầy chế biến và một số chỗ ngồi. Lên tầng, gian thứ hai là phòng lớn có điều hòa, phù hợp cho nhóm đông người. Gian còn lại chỉ sử dụng quạt nên hơi oi bức vào những ngày tiết trời tăng nhiệt.
Nằm ngay trung tâm phố cổ Hà Nội, ở mặt đường phố Hàng Điếu (quận Hoàn Kiếm), quán chè này gây ấn tượng với nhiều thực khách bởi không gian hoài cổ khi phần lớn đồ vật trong quán là đồ sưu tầm từ thời xa xưa.
Quán nằm trong căn nhà 5 tầng, rộng và thoáng. Trong đó, tầng một và hai sử dụng để kinh doanh, còn lại chủ nhà sử dụng để sinh hoạt. Tầng một là quầy chế biến và một số chỗ ngồi. Lên tầng, gian thứ hai là phòng lớn có điều hòa, phù hợp cho nhóm đông người. Gian còn lại chỉ sử dụng quạt nên hơi oi bức vào những ngày tiết trời tăng nhiệt.
Ngay từ khi dừng xe trước cửa quán, bạn sẽ thấy chiếc tủ mái chùa bên trong đựng những bát chè đầy màu sắc.
Ngay từ khi dừng xe trước cửa quán, bạn sẽ thấy chiếc tủ mái chùa bên trong đựng những bát chè đầy màu sắc.
Chị Nguyễn Thanh Thúy (43 tuổi) - chủ quán - cho biết tiệm chè mở từ năm 2000, từ khi chị bắt đầu về làm dâu. 'Hồi đầu về làm dâu, tôi chưa có công việc ổn định. Lúc đó nhà có sẵn mặt bằng, tôi muốn có công việc được tiếp xúc nhiều người, khách ra vào mỗi ngày nên bắt đầu mở quán.
Trước khi mở, tôi vào Huế, Nha Trang, TP HCM và Đà Lạt gần nửa năm để học nghề. Hồi đó ngoài Bắc rất ít các loại chè nên tôi dành thời gian đi đến từng nơi học hỏi.
Thời gian đầu, người ta chỉ dạy công thức nấu chưa truyền lại kinh nghiệm nên tôi gặp nhiều khó khăn khi làm nghề. Tôi mất nhiều năm đúc kết kinh nghiệm qua mỗi lần chế biến và góp ý của thực khách mới tìm ra công thức nấu chè như hiện tại', chị Thúy nói.
Chị Nguyễn Thanh Thúy (43 tuổi) - chủ quán - cho biết tiệm chè mở từ năm 2000, từ khi chị bắt đầu về làm dâu. 'Hồi đầu về làm dâu, tôi chưa có công việc ổn định. Lúc đó nhà có sẵn mặt bằng, tôi muốn có công việc được tiếp xúc nhiều người, khách ra vào mỗi ngày nên bắt đầu mở quán.
Trước khi mở, tôi vào Huế, Nha Trang, TP HCM và Đà Lạt gần nửa năm để học nghề. Hồi đó ngoài Bắc rất ít các loại chè nên tôi dành thời gian đi đến từng nơi học hỏi.
Thời gian đầu, người ta chỉ dạy công thức nấu chưa truyền lại kinh nghiệm nên tôi gặp nhiều khó khăn khi làm nghề. Tôi mất nhiều năm đúc kết kinh nghiệm qua mỗi lần chế biến và góp ý của thực khách mới tìm ra công thức nấu chè như hiện tại', chị Thúy nói.
'Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu ăn uống của người dân khác xưa nhiều. Bây giờ không chỉ dừng ở ăn làm sao cho no, mà còn yêu cầu hương vị ngon, không gian bắt mắt, thái độ phục vụ phải tốt', chị Thúy tiết lộ.
'Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu ăn uống của người dân khác xưa nhiều. Bây giờ không chỉ dừng ở ăn làm sao cho no, mà còn yêu cầu hương vị ngon, không gian bắt mắt, thái độ phục vụ phải tốt', chị Thúy tiết lộ.
Đến ăn ở đây, du khách sẽ bắt gặp nhiều điều thú vị, chẳng hạn như bát ăn dùng loại men trắng vẽ lam, trang trí hoa lá; mâm là đồ cổ được chủ quán sưu tầm, bát sứ ba chân men rạn dùng để đựng chè.
Đến ăn ở đây, du khách sẽ bắt gặp nhiều điều thú vị, chẳng hạn như bát ăn dùng loại men trắng vẽ lam, trang trí hoa lá; mâm là đồ cổ được chủ quán sưu tầm, bát sứ ba chân men rạn dùng để đựng chè.
Khu vực tầng hai bài trí nền gạch cũ, kệ tủ gỗ nâu trầm, bàn ghế mây tre nhằm tái hiện không gian phòng khách của người Hà Nội xưa.
'Chồng tôi vốn là người đam mê đồ cổ. Cách đây 5 năm, anh ấy đề xuất thiết kế lại không gian quán theo kiểu Hà Nội xưa. Tôi thấy làm như vậy có nét đẹp riêng không trộn lẫn với quán nào khác nên tôi đồng ý.
Hồi đầu, nhiều người lầm tưởng đây là nhà hàng chứ không đơn giản là quán chè. Từ khi thiết kế lại, nhiều thực khách tò mò tìm đến, từ người trung tuổi, giới trẻ đến du khách nước ngoài, đa số ai cũng khen, thích thú. Lượng khách đến quán từ đó tăng lên, tùy thời điểm có ngày bán được từ 200-300 bát chè', chị Thúy cho biết thêm.
Khu vực tầng hai bài trí nền gạch cũ, kệ tủ gỗ nâu trầm, bàn ghế mây tre nhằm tái hiện không gian phòng khách của người Hà Nội xưa.
'Chồng tôi vốn là người đam mê đồ cổ. Cách đây 5 năm, anh ấy đề xuất thiết kế lại không gian quán theo kiểu Hà Nội xưa. Tôi thấy làm như vậy có nét đẹp riêng không trộn lẫn với quán nào khác nên tôi đồng ý.
Hồi đầu, nhiều người lầm tưởng đây là nhà hàng chứ không đơn giản là quán chè. Từ khi thiết kế lại, nhiều thực khách tò mò tìm đến, từ người trung tuổi, giới trẻ đến du khách nước ngoài, đa số ai cũng khen, thích thú. Lượng khách đến quán từ đó tăng lên, tùy thời điểm có ngày bán được từ 200-300 bát chè', chị Thúy cho biết thêm.
Các vật dụng và không gian được bày trí mang nét đặc trưng Hà Nội với những khung cửa nhỏ, gam màu trầm, sang trọng và ấm cúng.
Các vật dụng và không gian được bày trí mang nét đặc trưng Hà Nội với những khung cửa nhỏ, gam màu trầm, sang trọng và ấm cúng.
Nhiều vật dụng trong quán có tuổi thọ hàng chục năm, giá trị từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng được chủ quán dành tâm huyết sưu tầm suốt nhiều năm liền để mang về trưng bày tại quán.
Nhiều vật dụng trong quán có tuổi thọ hàng chục năm, giá trị từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng được chủ quán dành tâm huyết sưu tầm suốt nhiều năm liền để mang về trưng bày tại quán.
Một khu vực ngồi khác có diện tích nhỏ hơn nhưng nhờ cách sắp xếp hợp lý vẫn tạo được sự riêng tư, thoải mái cho du khách.
Một khu vực ngồi khác có diện tích nhỏ hơn nhưng nhờ cách sắp xếp hợp lý vẫn tạo được sự riêng tư, thoải mái cho du khách.
Anh Nguyễn Văn Huy (quận Cầu Giấy) lần đầu dẫn bạn gái đến đây ăn sau khi xem được video giới thiệu quán trên mạng xã hội. 'Không gian quán độc đáo, mang lại cảm giác hoài niệm, ở Hà Nội hiếm có quán chè nào thiết kế như vậy', anh Huy nói.
Anh Nguyễn Văn Huy (quận Cầu Giấy) lần đầu dẫn bạn gái đến đây ăn sau khi xem được video giới thiệu quán trên mạng xã hội. 'Không gian quán độc đáo, mang lại cảm giác hoài niệm, ở Hà Nội hiếm có quán chè nào thiết kế như vậy', anh Huy nói.
'Em là người hứng thú với đồ cổ và lịch sử Việt Nam nên khi tìm được một quán đúng gu em rất phấn khích. Em gọi bát chè ngô cốm, màu xanh và vàng trông bắt mắt hòa quyện với nước cốt dừa làm nổi bật hương vị thanh mát, ngọt vừa miệng. Đồ ăn không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt', Hoàng Kiều Anh (bên phải) - du học sinh Australia - chia sẻ.
'Em là người hứng thú với đồ cổ và lịch sử Việt Nam nên khi tìm được một quán đúng gu em rất phấn khích. Em gọi bát chè ngô cốm, màu xanh và vàng trông bắt mắt hòa quyện với nước cốt dừa làm nổi bật hương vị thanh mát, ngọt vừa miệng. Đồ ăn không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt', Hoàng Kiều Anh (bên phải) - du học sinh Australia - chia sẻ.
Ban công tầng hai được lắp kính trong suốt, ngồi đây vừa ăn chè vừa ngắm phố phường, dòng người qua lại.
Ban công tầng hai được lắp kính trong suốt, ngồi đây vừa ăn chè vừa ngắm phố phường, dòng người qua lại.
Món "đinh" trong thực đơn của quán là chè sen long nhãn, nhãn lồng bao sen, tàu hũ trân châu đường đen, đậu đen thạch hoa nhài, khúc bạch tam sắc... Vào những ngày trời chuyển mát hoặc se lạnh, thực khách có thể gọi chè chuối nướng, sắn nóng hoặc bánh trôi tàu để thưởng thức. Ngoài chè, quán bán thêm vài món ăn vặt như nộm chim, nem tai cuốn, bánh bột lọc, bún nem... để nhâm nhi. Giá cả dao động từ 25.000-35.000 đồng mỗi món chè. Đồ ăn vặt giá từ 10.000-70.000 đồng tùy món.
Món "đinh" trong thực đơn của quán là chè sen long nhãn, nhãn lồng bao sen, tàu hũ trân châu đường đen, đậu đen thạch hoa nhài, khúc bạch tam sắc... Vào những ngày trời chuyển mát hoặc se lạnh, thực khách có thể gọi chè chuối nướng, sắn nóng hoặc bánh trôi tàu để thưởng thức. Ngoài chè, quán bán thêm vài món ăn vặt như nộm chim, nem tai cuốn, bánh bột lọc, bún nem... để nhâm nhi. Giá cả dao động từ 25.000-35.000 đồng mỗi món chè. Đồ ăn vặt giá từ 10.000-70.000 đồng tùy món.
Tùng Đinh