Buổi sáng một ngày cận Tết Nguyên đán, anh Phan Văn Sệnh (45 tuổi, ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát) mặc bộ trang phục truyền thống đẹp nhất rồi rảo bước đến khoảnh đất trống đầu bản Con Dao – nơi trẻ con, người làng hay tụ tập vui đùa mỗi khi có lễ tết.
"Áo đẹp không. Vợ mới may cho để chơi tết đấy...", Sệnh hất hàm hỏi đám người làng đang đứng lố nhố bên mô đất ven con đường mòn độc đạo dẫn vào bản. Khuôn mặt người đàn ông trung niên rạng nở nụ cười, vẻ tự hào.
Buổi sáng một ngày cận Tết Nguyên đán, anh Phan Văn Sệnh (45 tuổi, ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát) mặc bộ trang phục truyền thống đẹp nhất rồi rảo bước đến khoảnh đất trống đầu bản Con Dao – nơi trẻ con, người làng hay tụ tập vui đùa mỗi khi có lễ tết.
"Áo đẹp không. Vợ mới may cho để chơi tết đấy...", Sệnh hất hàm hỏi đám người làng đang đứng lố nhố bên mô đất ven con đường mòn độc đạo dẫn vào bản. Khuôn mặt người đàn ông trung niên rạng nở nụ cười, vẻ tự hào.
Truyền thống thêu trang phục tặng người thân ở bản Con Dao được duy trì qua nhiều thế hệ.
Anh Sệnh lấy vợ năm 18 tuổi, vợ chồng có với nhau hai con trai, hai con gái. Dù nay đã lên chức ông ngoại nhưng mỗi dịp được tặng quần áo mới, Sệnh "vẫn thích như hồi còn trẻ con". Anh bảo hai con gái như hiểu được tâm lý, cứ vài năm lại thêu áo quần mới tặng cha dịp tết.
Truyền thống thêu trang phục tặng người thân ở bản Con Dao được duy trì qua nhiều thế hệ.
Anh Sệnh lấy vợ năm 18 tuổi, vợ chồng có với nhau hai con trai, hai con gái. Dù nay đã lên chức ông ngoại nhưng mỗi dịp được tặng quần áo mới, Sệnh "vẫn thích như hồi còn trẻ con". Anh bảo hai con gái như hiểu được tâm lý, cứ vài năm lại thêu áo quần mới tặng cha dịp tết.
Bất cứ người phụ nữ trưởng thành nào sinh ra lớn lên trong bản đều thạo nghề may vá. Trẻ em gái ở đây từ lúc lên 7-8 tuổi đã được bà, được mẹ truyền dạy cách cầm cây kim. Chừng mười tuổi, các bé đã thành thạo mũi chỉ, đường kim.
"Với đồng bào Dao Đỏ, tự may vá, thêu thùa trang phục không chỉ là nét văn hoá truyền thống mà còn là nghĩa cử hiếu đạo và phần nào thể hiện đức hạnh, tính cần cù chịu khó của người phụ nữ", Trưởng bản Con Dao - Tặng Văn Cáu, nói.
Bất cứ người phụ nữ trưởng thành nào sinh ra lớn lên trong bản đều thạo nghề may vá. Trẻ em gái ở đây từ lúc lên 7-8 tuổi đã được bà, được mẹ truyền dạy cách cầm cây kim. Chừng mười tuổi, các bé đã thành thạo mũi chỉ, đường kim.
"Với đồng bào Dao Đỏ, tự may vá, thêu thùa trang phục không chỉ là nét văn hoá truyền thống mà còn là nghĩa cử hiếu đạo và phần nào thể hiện đức hạnh, tính cần cù chịu khó của người phụ nữ", Trưởng bản Con Dao - Tặng Văn Cáu, nói.
Phụ nữ Dao Đỏ có thói quen thêu thùa quanh năm, suốt tháng. Cứ thời gian rảnh rỗi bất kể lúc nào, khi nông nhàn, lúc chăn bò trên nương hay ban tối... là họ lại lấy tấm vải, cuộn chỉ miệt mài ngồi, đôi tay không ngơi nghỉ.
Phụ nữ Dao Đỏ có thói quen thêu thùa quanh năm, suốt tháng. Cứ thời gian rảnh rỗi bất kể lúc nào, khi nông nhàn, lúc chăn bò trên nương hay ban tối... là họ lại lấy tấm vải, cuộn chỉ miệt mài ngồi, đôi tay không ngơi nghỉ.
Áp Tết, vào bản Con Dao, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh những nhóm phụ nữ ngồi tụm năm tụm ba sưởi ấm bên đống lửa, họ vừa chuyện trò vui vẻ, vừa mải miết với phần việc may vá, tay thoăn thoắt không ngơi.
"May vá với đàn bà ở đây như đã ăn sâu vào máu...", Tặng Thị Phấy, 21 tuổi chia sẻ. Phấy đặt mục tiêu một tuần cuối cùng của năm cũ, cô phải hoàn thành chiếc quần để kịp mặc du xuân. Phấy không được đến trường, 17 tuổi đã lấy chồng. Cuộc sống của cô thường quanh quẩn bên ruộng nương và đàn gà, ổ lợn. Mỗi năm chỉ vài lần, thường vào dịp Quốc khánh và Tết cô mới được chồng chở ra khỏi bản đi chơi.
Áp Tết, vào bản Con Dao, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh những nhóm phụ nữ ngồi tụm năm tụm ba sưởi ấm bên đống lửa, họ vừa chuyện trò vui vẻ, vừa mải miết với phần việc may vá, tay thoăn thoắt không ngơi.
"May vá với đàn bà ở đây như đã ăn sâu vào máu...", Tặng Thị Phấy, 21 tuổi chia sẻ. Phấy đặt mục tiêu một tuần cuối cùng của năm cũ, cô phải hoàn thành chiếc quần để kịp mặc du xuân. Phấy không được đến trường, 17 tuổi đã lấy chồng. Cuộc sống của cô thường quanh quẩn bên ruộng nương và đàn gà, ổ lợn. Mỗi năm chỉ vài lần, thường vào dịp Quốc khánh và Tết cô mới được chồng chở ra khỏi bản đi chơi.
Bên bếp than hồng được nhóm bằng gốc cây gỗ mục đốt trước hiên nhà, Chẹo Thị Náy, 36 tuổi đang ngồi thêu váy áo tặng người thân. Náy là một trong số phụ nữ khéo tay nhất ở bản Con Dao. Năm nào cô cũng thêu ba bốn bộ áo quần. "Mình thêu cho chồng, cho con dùng, nếu có dư thì tặng hoặc bán rẻ cho những ai không có thời gian làm", cô tâm sự.
Náy lấy chồng - người cùng bản 17 năm trước. Náy còn nhớ hồi đó, trước khi về nhà chồng, cô phải thức nhiều đêm mới hoàn thành được năm bộ trang phục để tặng cho bố mẹ, người thân gia đình bên chồng. "Đó là lễ vật bắt buộc, không thể thiếu của con gái Dao Đỏ khi đi làm dâu nhà người", Náy giải thích. Cô biết thêu từ lúc 8 tuổi, sản phẩm đầu tay là chiếc khăn tặng mẹ. Trước dịp thành hôn, cô cũng tự tay may bộ trang phục cho riêng mình, mất gần một năm.
Bên bếp than hồng được nhóm bằng gốc cây gỗ mục đốt trước hiên nhà, Chẹo Thị Náy, 36 tuổi đang ngồi thêu váy áo tặng người thân. Náy là một trong số phụ nữ khéo tay nhất ở bản Con Dao. Năm nào cô cũng thêu ba bốn bộ áo quần. "Mình thêu cho chồng, cho con dùng, nếu có dư thì tặng hoặc bán rẻ cho những ai không có thời gian làm", cô tâm sự.
Náy lấy chồng - người cùng bản 17 năm trước. Náy còn nhớ hồi đó, trước khi về nhà chồng, cô phải thức nhiều đêm mới hoàn thành được năm bộ trang phục để tặng cho bố mẹ, người thân gia đình bên chồng. "Đó là lễ vật bắt buộc, không thể thiếu của con gái Dao Đỏ khi đi làm dâu nhà người", Náy giải thích. Cô biết thêu từ lúc 8 tuổi, sản phẩm đầu tay là chiếc khăn tặng mẹ. Trước dịp thành hôn, cô cũng tự tay may bộ trang phục cho riêng mình, mất gần một năm.
Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở Mường Lát được làm rất cầu kỳ. Quần áo nam giới thường đơn giản hơn, gồm ba loại chính là áo, quần và khăn quấn đầu. Còn trang phục dành cho phụ nữ thì khá phức tạp, được chia làm hai loại thường phục và lễ phục. Thường phục gồm khăn đội đầu, áo, yếm, dây lưng. Lễ phục có khăn, áo dài, dây lưng, quần hoặc váy, được may cắt và thêu thùa công phu.
Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở Mường Lát được làm rất cầu kỳ. Quần áo nam giới thường đơn giản hơn, gồm ba loại chính là áo, quần và khăn quấn đầu. Còn trang phục dành cho phụ nữ thì khá phức tạp, được chia làm hai loại thường phục và lễ phục. Thường phục gồm khăn đội đầu, áo, yếm, dây lưng. Lễ phục có khăn, áo dài, dây lưng, quần hoặc váy, được may cắt và thêu thùa công phu.
Để làm xong một bộ váy đẹp và đúng tiêu chuẩn, phụ nữ Dao Đỏ có khi mất cả năm, thậm chí vài năm mới hoàn thiện được vì có nhiều hoa văn hoạ tiết phức hợp. Trang trí trên tà áo, thân váy hay khăn quấn đầu, họ thường chọn các loại chỉ màu sắc sặc sỡ để làm nổi bật hình tượng cỏ cây hoa lá, dấu chân hổ, chân mèo hay ngôi sao... Khi hoàn thành phần thêu, người nữ công lại tỉ mẩn đính thêm các loại hạt cườm hay các bông hoa bạc được chế tác hoàn toàn thủ công.
Để làm xong một bộ váy đẹp và đúng tiêu chuẩn, phụ nữ Dao Đỏ có khi mất cả năm, thậm chí vài năm mới hoàn thiện được vì có nhiều hoa văn hoạ tiết phức hợp. Trang trí trên tà áo, thân váy hay khăn quấn đầu, họ thường chọn các loại chỉ màu sắc sặc sỡ để làm nổi bật hình tượng cỏ cây hoa lá, dấu chân hổ, chân mèo hay ngôi sao... Khi hoàn thành phần thêu, người nữ công lại tỉ mẩn đính thêm các loại hạt cườm hay các bông hoa bạc được chế tác hoàn toàn thủ công.
Phụ nữ người Dao Đỏ thích thú khi mặc trang phục truyền thống đi chơi xuân.
Ngày xưa, để có vải may vá thêu thùa, người Dao ở Quang Chiểu thường tự ươm tơ hoặc lấy cây rừng dệt, nhuộm thành vải nhưng những năm gần đây họ chọn mua vải ngoài chợ huyện nên tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.
Phụ nữ người Dao Đỏ thích thú khi mặc trang phục truyền thống đi chơi xuân.
Ngày xưa, để có vải may vá thêu thùa, người Dao ở Quang Chiểu thường tự ươm tơ hoặc lấy cây rừng dệt, nhuộm thành vải nhưng những năm gần đây họ chọn mua vải ngoài chợ huyện nên tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.
Người Dao Đỏ hiện nay vẫn mặc trang phục truyền thống vào mỗi dịp lễ tết nhưng ngày thường, để thuận tiện hơn trong lao động sản xuất, một số đã chọn những bộ đồ giản tiện của người miền xuôi. Trưởng bản Tặng Văn Cáu vì thế "lo ngại nét văn hoá thêu thùa, may vá của đồng bào mình sẽ dần mai một". Ông mong muốn nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ dân bản để bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc dân tộc có từ bao đời nay.
Người Dao Đỏ hiện nay vẫn mặc trang phục truyền thống vào mỗi dịp lễ tết nhưng ngày thường, để thuận tiện hơn trong lao động sản xuất, một số đã chọn những bộ đồ giản tiện của người miền xuôi. Trưởng bản Tặng Văn Cáu vì thế "lo ngại nét văn hoá thêu thùa, may vá của đồng bào mình sẽ dần mai một". Ông mong muốn nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ dân bản để bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc dân tộc có từ bao đời nay.
Người Dao chuyển từ Sơn La đến bản Con Dao, xã Quang Chiểu định cư khoảng những năm 1980. Ban đầu chỉ có 7 hộ nhưng hiện phát triển thành 56 hộ với hơn 260 nhân khẩu. Trước đây, để ra trung tâm xã, dân bản phải đi bộ mất hơn hai giờ, băng qua 12 km đường rừng. Hiện nay, đường vào bản đã có thể đi xe máy, rút ngắn còn chừng một tiếng.
Là bản giáp biên với huyện Xốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, Lào, kinh tế chủ yếu dựa vào nương rẫy và sản xuất lâm nghiệp mang tính tự cung, tự cấp nên đời sống người dân vùng này còn gặp rất nhiều khó khăn.
Người Dao chuyển từ Sơn La đến bản Con Dao, xã Quang Chiểu định cư khoảng những năm 1980. Ban đầu chỉ có 7 hộ nhưng hiện phát triển thành 56 hộ với hơn 260 nhân khẩu. Trước đây, để ra trung tâm xã, dân bản phải đi bộ mất hơn hai giờ, băng qua 12 km đường rừng. Hiện nay, đường vào bản đã có thể đi xe máy, rút ngắn còn chừng một tiếng.
Là bản giáp biên với huyện Xốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, Lào, kinh tế chủ yếu dựa vào nương rẫy và sản xuất lâm nghiệp mang tính tự cung, tự cấp nên đời sống người dân vùng này còn gặp rất nhiều khó khăn.
Phụ nữ Dao Đỏ thêu váy áo tặng người thân dịp Tết. Video: Lê Hoàng.
Lê Hoàng