Khi nói đến việc trẻ bị hăm, nhiều người nghĩ ngay đến nguyên nhân là do dùng tã giấy. Tuy nhiên, nhiều người đã và đang cho con dùng tã vải phải thừa nhận họ chưa thể khống chế được việc con bị hăm.
Hăm tã là một điều rất tự nhiên ở trẻ nhỏ. Đó là hiện tượng da bé có màu hồng nhạt, tạo vảy mỏng, đôi khi có mụn nước bóng, nổi mẩn đỏ hoặc tấy lên do nhiễm trùng. Hăm tã làm cho bé rất khó chịu nên thường ngủ không yên giấc, hay quấy và khóc toáng lên mỗi khi tã ướt chưa kịp thay, hoặc khi lau rửa chạm vào vùng da bị hăm.
![]() |
Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường như: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.
Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé, sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ... Một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.
Các bà mẹ cần quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm tã ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.
Chuyện bị hăm tã của trẻ không quá trầm trọng nếu các bà mẹ có đầy đủ thông tin cần thiết về chứng hăm tã và một điều cần chú ý là phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Bạn nên lưu ý về các biện pháp phòng ngừa chứng hăm tã.
Một số gợi ý giúp bạn đối phó với chứng hăm tã ở trẻ nhỏ: nên dùng tã có khả năng hút tốt vì nó sẽ khiến da của bé khô lâu và nên thay tã cho con thường xuyên ngay cả khi bạn nghĩ bé không bị ướt; nên rửa sạch vùng quấn tã với nước sau khi thay tã, không dùng khăn ướt có cồn để lau cho con; thỉnh thoảng, nên để mông, bẹn của bé được thoáng khí. Ngoài ra, các bà mẹ cần chú ý vệ sinh thật sạch sẽ và cẩn thận cho bé sau khi đi tiêu tiểu, đặc biệt là khi bé đang bị tiêu chảy.
Một trong những cách có thể đối phó tích cực với chứng hăm tã đó là thoa thuốc mỡ chống hăm chứa Dexpanthenol và mỡ cừu Lanolin sau mỗi lần thay tã. Việc bôi thuốc mỡ giúp các bà mẹ chăm sóc và bảo vệ con mình khỏi bị tổn thương do độ ẩm của tã, phòng và điều trị da khi bị xây xát, nổi mẩn đỏ.
Xem đầy đủ thông tin chi tiết của sản phẩm tại đây.
Minh Thư