Cuối tháng 1, Bệnh viện FV thực hiện ca phẫu thuật nạo vét hạch di căn cho bệnh nhân ung thư phụ khoa hơn 30 tuổi. Cách đây hai năm, cô phát hiện âm đạo hay ra máu bất thường nên đến FV thăm khám. Kết quả cô mắc ung thư nội mạc tử cung (còn gọi là ung thư tử cung) giai đoạn 3C - tiến triển gần sang giai đoạn 4.

Bác sĩ Gilles Blache khám, tư vấn cho cho bệnh nhân về ung thư nội mạc tử cung.
Thời điểm đó, bác sĩ chỉ định cô phải phẫu thuật lần 1, nhưng không thể loại bỏ hết các khối u do ung thư đã di căn, xâm lấn sang vùng chậu. Sau 6 chu kỳ hóa trị, cô được chỉ định mổ lần 2 nhằm nạo vét các hạch di căn trước khi chuyển sang xạ trị.
Bác sĩ Gilles Blache - Trưởng khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện FV - là người mổ chính, áp dụng nội soi, cho kết quả tốt. Kỹ thuật này khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề vững vàng, kinh nghiệm phong phú. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh. Ngoài loại bỏ hạch di căn, trong quá trình thực hiện, bác sĩ còn bơm hóa chất đánh dấu vị trí cần tập trung xạ trị sau này.
Vài tuần sau, bác sĩ Gilles Blache cũng thực hiện ca mổ tương tự. Bệnh nhân 43 tuổi, được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung sau khi có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung vẫn xếp sau bệnh phụ khoa phổ biến như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng... Tuy nhiên, theo bác sĩ Gilles Blache, căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Hai trường hợp ông vừa phẫu thuật là ví dụ điển hình.

Bác sĩ Gilles Blache phẫu thuật nội soi điều trị ung thư nội mạc tử cung.
Bác sĩ cho biết có nhiều nguy cơ dẫn đến ung thư nội mạc tử cung như: tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi), béo phì, sử dụng tamoxifen hơn hai năm, hội chứng Lynch hoặc từng xạ trị vùng chậu trước đó. Trong đó, tích trữ hormone estrogen quá mức được xem là yếu tố hàng đầu. Các nghiên cứu chỉ ra có khoảng 5% trường hợp bị bệnh này là do đột biến di truyền.
Dù phần lớn trường hợp chảy máu âm đạo bất thường không dẫn đến ung thư nội mạc tử cung, nhưng có hơn 90% phụ nữ bị bị này có chảy máu bất thường sau mãn kinh, giữa kỳ kinh tiền mãn kinh, rối loạn chức năng phóng noãn...
Bác sĩ Gilles Blache nhấn mạnh: "Ở giai đoạn sớm, nếu được điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót trung bình sau 5 năm lên đến 70-95%. Ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này chỉ còn 10-60%".

Bác sĩ Gilles Blache khuyên phái nữ nên tầm soát định kỳ các bệnh ung thư phụ khoa.
"Thay vì đợi có dấu hiệu rõ mới đi khám và điều trị, phụ nữ nên tầm soát định kỳ ung thư phụ khoa, trong đó có ung thư nội mạc tử cung, để theo dõi sức khỏe, can thiệp kịp thời, cơ hội chữa khỏi cao", bác sĩ nói thêm.
Chuyên gia Gilles Blache có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị ung thư vú, phẫu thuật nội soi vùng chậu. Ông từng thành công nhiều ca ung thư phụ khoa phức tạp, điều trị ít xâm lấn, đảm bảo chất lượng sống cho bệnh nhân sau ra viện.
Với thế mạnh là bệnh viện đa khoa, có sự kết hợp chặt chẽ của các khoa, sau phẫu thuật loại bỏ khối u, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy vọng. Điều này không chỉ thuận tiện hơn cho bệnh nhân, các bác sĩ cũng có thể hội chẩn liên chuyên khoa thường xuyên, lên phác đồ phù hợp nhất, cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.
Liên hệ khám, tư vấn tại khoa Sản phụ khoa và Trung tâm điều trị bệnh lý tuyến vú - Bệnh viện FV qua số (028) 54 11 33 33, máy nhánh 6,000.
Ánh Thúy