Macron và Le Pen tiến vào vòng chạy đua cuối cùng sau khi xếp thứ nhất và thứ hai tronng số 12 ứng viên của vòng đầu tiên. Sau chiến thắng hôm 24/4, ông Emmanuel Macron trở thành lãnh đạo Pháp đầu tiên tái đắc cử trong 20 năm qua.
Những người ủng hộ Macron tụ tập trên đại lộ Champs de Mars đã vỡ òa trong tiếng reo hò khi tin tức được công bố. Song cảnh ăn mừng này được cho là "kém nhiệt" đáng kể so với sau chiến thắng của Macron năm 2017.
Trong bài phát biểu đắc cử của mình, Macron thề sẽ trở thành "Tổng thống của mọi người dân". Sau đó, ông cảm ơn những người ủng hộ và thừa nhận rằng nhiều phiếu bầu cho ông, giống như năm 2017, chỉ đơn giản để ngăn phe cánh tả thắng cuộc. Ngoài ra, tổng thống 44 tuổi cũng cho biết nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ không phải là sự tiếp nối của nhiệm kỳ đầu tiên và cam kết giải quyết tất cả vấn đề hiện tại của Pháp.
Trong khi cuộc tranh cử là màn tái đấu của Tổng thống Pháp đương nhiệm, phần lớn châu Âu lại theo dõi nó với sự không hài lòng. Theo truyền thông thế giới, một nhiệm kỳ tổng thống của bà Le Pen có thể sẽ thay đổi cơ bản mối quan hệ của Pháp với Liên minh châu Âu và phương Tây. Hiện tại, khối này và các đồng minh chủ yếu dựa vào Paris để đối mặt với một số thách thức lớn nhất của thế giới, trong đó đáng chú ý nhất là chiến sự ở Ukraine.
Macron hứa hẹn với các cử tri mang đến một nước Pháp toàn cầu hóa, tự do về kinh tế, đứng đầu Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, sự theo đuổi sát nút của Le Pen cho thấy công chúng Pháp đang quay sang các chính trị gia phe cánh tả để thể hiện sự bất mãn của họ với hiện trạng nước Pháp. Bên cạnh đó, nhiều người dân thậm chí không hài lòng với cả hai ứng viên và không tham gia bầu cử. Theo Bộ Nội vụ Pháp, tỷ lệ bỏ phiếu trắng của cử tri đối với cuộc bỏ phiếu là 28%, cao nhất cho một cuộc bầu cử từ năm 2002 đến nay.
Tùng Anh (Theo CNN)