Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế Thảo Điền, ung thư vú không phải là căn bệnh hiếm gặp. Nhưng đằng sau những cuộc trị liệu dài đằng đẵng, khó ai có thể hình dung những gì người phụ nữ đánh mất: không chỉ đơn thuần là sức khỏe, mái tóc dài mà đôi khi cả vòng một - bộ phận nữ tính nhất - cũng có nguy cơ bị cắt bỏ.
Cắt bỏ vòng một - nỗi sợ hãi của nhiều người
Những người mắc bệnh ung thư vú đều có chung cảm giác sợ hãi nếu phải đối mặt với nguy cơ bị cắt bỏ vòng một. Chị Kim Hạnh - một trong những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ ngực cho biết: "Những người không hiểu sẽ cảm thán rằng: dù sao sức khỏe là trên hết, có thể khỏe mạnh là quý nhất rồi. Tuy nhiên, những người rơi vào trường hợp như tôi mới có thể đồng cảm sâu sắc, bởi cắt bỏ một bên ngực chẳng khác gì phải từ bỏ cả một phần tuổi trẻ và ước mơ".
Chị Hạnh kể nỗi buồn, không dám bước chân đến các buổi dạ hội và đi cà phê cùng bạn bè. Suốt thời gian dài chị làm bạn với bốn bức tường, cảm nhận gia đình cũng dần xa cách.
Bên cạnh đó, nhiều chị em kể với bác sĩ rằng khổ sở vì đời sống vợ chồng trở nên nhạt nhẽo, đảo lộn. Tùy từng người sẽ có cách giải quyết khác nhau, người thì cố chịu đựng cuộc sống hôn nhân đã hoàn toàn nguội lạnh, người nhắm mắt làm ngơ để chồng ra ngoài "giải quyết" nhu cầu sinh lý. Dù trong trường hợp nào, họ cũng nhận phải kết quả đau lòng.
Công nghệ tái tạo vòng một - niềm hy vọng của chị em ung thư vú
Nếu trước đây chị em chỉ có thể chờ đợi sự đồng cảm của bạn đời và hỗ trợ tâm lý để ổn định cuộc sống thì giờ đây với công nghệ thẩm mỹ hiện đại, nhất là kỹ thuật tái tạo vòng một cho bệnh nhân bị khuyết một hoặc cả hai bên ngực, phái nữ có thể yên tâm lấy lại phần nào cơ thể như trước kia. Thậm chí thêm phần săn chắc nhờ các kỹ thuật trẻ hóa trong quá trình thẩm mỹ.
Chị Kim Hạnh là một trong những trường hợp hồi phục sau phẫu thuật tái tạo vòng một tại Bệnh viện Quốc tế Thảo Điền. Chị chia sẻ: "Tôi rất vui khi ngực dần trở về trạng thái ban đầu, cả hai bên cũng săn chắc hơn. Trước đó khi phải cắt bỏ hoàn toàn một bên ngực, tôi gần như sụp đổ và nghĩ mọi thứ đã chấm hết. Nhưng hiện tại đã khác, ông xã tuy không nói ra, lúc nào cũng ủng hộ vợ nhưng tôi vẫn cảm nhận được cuộc sống hôn nhân của mình như thắp ngọn lửa mới."
Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng - Giám đốc Bệnh viện Quốc tế Thảo Điền - trực tiếp thăm khám và tái tạo vòng một cho chị Kim Hạnh. Theo ông, trường hợp này tương đối khó vì phần da bị cắt khá căng, quá trình xạ trị ung thư khiến da xơ cứng, các cơ ở bên dưới bị lấy đi gần hết, đòi hỏi phải tái tạo toàn bộ khối lượng da và cơ.
"Chúng tôi sử dụng vạt da cơ lưng sau để tái tạo bên ngực đã mất. Sáu tháng sau đó, chúng tôi tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối cùng: là tái tạo đường quầng vú và núm vú. Đây cũng là kỹ thuật khó, đòi hỏi sự chuyên sâu cũng như đồng cảm của bác sĩ thực hiện mới có được kết quả tốt nhất", ông nói thêm.
Lưu ý phải đợi cho đến khi mầm mống ung thư đã được triệt tiêu hoàn toàn mới được tái tạo vòng một. Tiếp đến chị em cần nghiên cứu các địa chỉ uy tín, từng thực hiện thành công các ca tái tạo ngực. "Loại hình thẩm mỹ này rất khó cùng nhiều giai đoạn phức tạp, nếu chủ quan, không tìm hiểu kỹ sẽ dẫn đến rất hệ lụy sau này", bác sĩ Thắng nói.
Suốt hơn 15 năm hoạt động, bác sĩ Thắng và cộng sự từng thực hiện thành công hơn 10.000 ca phẫu thuật vòng một, trong đó có nhiều trường hợp bị bao xơ, biến chứng, thay túi ngực, tái tạo ngực. Bệnh viện Quốc tế Thảo Điền được cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam lẫn doanh nhân, ngôi sao tin tưởng nhờ công nghệ chuẩn Pháp và đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm.
Liên hệ: Bệnh viện Quốc tế Thảo Điền |
(Nguồn: Bệnh viện Quốc tế Thảo Điền)