1. Mua tiền đạo người Thái Kiatisuk
![]() |
Mua Kiatisuk (vàng) là thương vụ thành công của bầu Đức. |
Năm 2002, HAGL còn chơi ở giải hạng Nhất, bóng đá Việt Nam mới chỉ có hai năm lên chuyên nghiệp, và quyết định đưa tiền đạo số một Đông Nam Á thời điểm đó về Gia Lai với mức lương 9.000 USD mỗi tháng khiến giới chuyên môn, người hâm mộ sửng sốt. Thậm chí, đến cả CLB của Thái Lan cũng không tin nổi điều này. Khi bầu Đức sang Thái để đàm phán hợp đồng mua Kiatiasuk, CLB chủ quản của anh còn không thèm tiếp doanh nhân này. Bầu Đức phải ở lại Bangkok ròng rã trong hai tháng để tìm mọi cách tiếp xúc và tiến tới ký kết hợp đồng.
Bầu Đức nhớ lại chính chân sút người Thái cũng chất vấn rằng "lấy tiền đâu ra mà trả lương". Khi đó, ông chủ của HAGL lập tức điện về và ra lệnh chuyển số tiền tương đương hai năm lương vào tài khoản của Kiatisuk.
Thời gian đó, Kiatisuk là linh hồn của đội tuyển Thái Lan. Tiền đạo này được dân Việt Nam yêu bóng đá ngưỡng mộ không chỉ vì tài năng trên sân cỏ mà những phẩm chất đạo đức của anh. Vì thế, có thể nói đây là thương vụ táo bạo và khôn ngoan của bầu Đức. Trước đó, không ai biết Đoàn Nguyên Đức hay HAGL là ai nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ khi Kiatisuk tới Gia Lai.
2. Hợp tác với Arsenal và khai trương Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG
![]() |
Bầu Đức ngồi dùng bữa với HLV Arsene Wenger. Ảnh HAGL cung cấp. |
Sự nổi tiếng của CLB nước Anh lan tỏa ở Việt Nam và khắp thế giới nhờ những trận đấu ở giải Ngoại hạng. Doanh nhân người Việt ngồi cùng bàn ăn với HLV Arsene Wenger, chụp ảnh cùng các danh thủ như Adebayor.
Học viện bóng đá đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng trên phố núi với quy trình đầu tư bài bản cho các tài năng bóng đá trẻ. Những mầm non này sẽ tương lai của bóng đá Việt Nam.
Hàng tuần, người yêu bóng đá cả nước được thấy dòng chữ Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam chạy trên những banner quảng cáo khắp sân Emirates của Arsenal tại London (Anh).
![]() |
Bầu Đức (ngoài cùng bên phải) cùng phi công người Mỹ (giữa) tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: M. Trần. |
Ngày 1/10/2008, chiếc Beechcraft King Air 350, trị giá 7,5 triệu USD chở bầu Đức lần đầu tiên cất cánh trên bầu trời theo đường bay từ Tân Sơn Nhất tới Gia Lai và quay trở lại. Phí hoạt động của chiếc máy bay cá nhân đầu tiên ở Việt Nam có thể lên tới hàng chục nghìn USD mỗi tháng với phí thuê người lái, xăng dầu, phụ phí sân bãi và bảo dưỡng. Chi phí mua máy bay đều do tự bầu Đức chi trả nhưng để phục vụ công việc cá nhân và cả công ty.
Tháng 12/2008, Bầu Đức từng dùng Beechcraft King Air 350 để tới Phuket (Thái Lan) xem một trận đấu của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2008.
4. Lên sàn và trở thành người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán
|
Bầu Đức trong một trận đấu của đội HAGL. Ảnh: Đức Đồng. |
Tháng 12/2008, 190 triệu cổ phiếu (tương đương 1.900 tỷ đồng) của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai niêm yết trên sàn TP HCM. Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức nắm giữ 55% cổ phần, tương đương khoảng 104 triệu cổ phiếu.
Với 55% cổ phần trong tập đoàn, ông Đức đã dẫn đầu danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2008 với 6.160 tỷ đồng cổ phiếu HAG.
Ngoài ra, tổng tài sản mà Bầu Đức đang có vào khoảng 11.000 tỷ đồng, chưa bao gồm cổ phiếu. Tài sản của Hoàng Anh Gia Lai bao gồm các lĩnh vực như cao su, thủy điện, khai thác mỏ, sản xuất, kinh doanh khách sạn...
5. Mua cầu thủ gốc Việt Lee Nguyễn
Bầu Đức và Lee Nguyễn trong lễ ký hợp đồng vào ngày 18/1 vừa qua. Ảnh: Kỳ Lân. |
Cầu thủ trẻ gốc Việt từng được gọi vào đội tuyển quốc gia Mỹ sẽ trở về chơi bóng ở quê nhà từ V-League 2009. Lee Nguyễn sẽ nhận mức lương khủng với 10.000 USD mỗi tháng trong bản hợp đồng 3 năm.
Đẳng cấp của Lee Nguyễn đã được khẳng định ở giải vô địch bóng đá Hà Lan và Đan Mạch. Anh cũng từng ghi ba bàn thắng trong một trận đấu giao hữu thử chân trước mùa giải trong màu áo HAGL. Tiền vệ trẻ gốc Việt này hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt mới ở bóng đá Việt Nam vài năm tới.
Thế Ngọc