1. Koh - I - Noor (còn gọi là "Mountain of Light"): Là một trong những viên kim cương lớn nhất thế giới trọng lượng 186 carats, được phát hiện vào năm 1304.
Viên bảo thạch này được cắt hình oval. Người ta tin rằng nó từng ngự trị trên ngai vàng hình con công của Shah Jahan.
Đến triều đại nữ hoàng Victoria, nó được cắt lại còn 108 carats, trở thành một phần trong kho nữ trang của Hoàng tộc Anh.
2. Cullinan I: (Còn được gọi là Ngôi sao châu Phi) được đặt tên theo ngài Thomas Cullinan, chủ của công ty khai thác mỏ đã tìm ra nó. Trong số kim cương lớn nhất thế giới, Cullinan I là viên đứng đầu.
Được cắt bởi nghệ nhân Asscher ở Amsterdam, nó có 74 mặt và trọng lượng là 530,20 carats. Cullinan I hiện tại ở Tháp London và trên cây vương trượng của vua Edward VII.
3. Excelsior: Với trọng lượng ban đầu là 995,2 carats được cắt làm 10 mảnh, trong đó có 3 mảnh lớn nhất có trọng lượng 158, 147 và 130 carats. Những mảnh này được cắt làm 21 viên từ 70 carats đến nhỏ hơn 1 carats.
Một người thợ mỏ châu Phi đã tìm thấy khi anh ta đang chất hàng lên chiếc xe tải. Anh đã giữ bí mật cho đến khi chuyển nó an toàn về tay người quản đốc mỏ để nhận được một ít tiền thưởng, một con ngựa và một cái yên.
4. Viên kim cương lớn thứ 3 của thế giới nặng 194 carats. Orloff, một thời bảo vật của thần Sheringham trong điện thờ Brahama, sau đó được sở hữu bởi Shah Nadir, người luôn mong ước có một trong những viên kim cương lớn nhất thế giới. Vào năm 1775, nó được Grigori Orloff trao tặng người tình là nữ hoàng Nga Catherine II và mang tên Orloff kể từ đó.
5. Great Mogul: Viên kim cương thô được phát hiện vào thế kỷ 17, cân nặng 793 carats và được đặt tên theo Shah Jehan, người xây dựng đền thờ Taj Mahal - một trong những kỳ quan thế giới.
6. Idols Eye: Là một viên kim cương hình trái lê nổi tiếng, trọng lượng của nó khi đã đánh bóng là 70,20 carats. Tên của viên đá xuất phát từ huyền thoại cho rằng trưởng đạo Kahmir đánh cắp nó từ mắt thần trả nợ cho vua Thổ Nhĩ Kỳ, để chuộc công chúa Rasheetah.
7. Sefadu được tìm thấy tại Sierra Leonne vào năm 1970. Lazare Kaplan, một công ty kim cương ở Mỹ sở hữu viên kim cương này. Khi chưa cắt, nó nặng 620 carats và dễ dàng lọt vào danh sách những viên kim cương lớn nhất thế giới.
8. Centenary, được phát hiện tại mỏ than Premier Mine của Nam Phi vào ngày 17/7/1986 và ngay lập tức được xếp vào nhóm "các ngôi sao" lớn nhất thế giới với trọng lượng 599, 10 carats lúc chưa mài cắt.
Nghệ nhân Gabi Tolkowsky mất 3 năm để hoàn thiện nó thành viên kim cương lớn nhất được cắt gọt hiện đại nhất. "The Centenary" có 75 mặt trên đỉnh, 89 mặt phía dưới và 83 mặt vòng đai, tổng cộng là 247 mặt. Nó nặng 273, 85 carats và hiện tại là một phần trong bộ trang sức của Hoàng gia Anh.
9. Premier Rose: Được xếp vào hàng kim cương lớn nhất khi được phát hiện vào năm 1978, nặng 353, 9 carats. Nó được cắt thành 3 viên và hợp thành nhà họ Premier Rose. Tất cả đều xứng đáng xếp vào hàng những viên kim cương lớn nhất thế giới. Lớn nhất trong 3 viên giữ tên Premier Rose nặng 137, 02 carats, 189 mặt và là viên thứ 2 có hình trái lê lớn thứ 2 trên thế giới. Năm 1979, nó được bán với giá 10 triệu USD.
10. Regent: Do một nô lệ người Ấn tìm thấy được năm 1701. Lúc chưa mài nó nặng 410 carats. Một thời được sở hữu bởi William Pitt - thủ tướng Anh. Nó được cắt hình nệm, nặng 140, 50 carats. Khi được bán cho Quận công xứ Orleans (Nhiếp chính của Pháp khi Louis XV còn nhỏ) vào năm 1717, nó được gọi tên là "The Pitt".
Sau đó được đổi tên là "The Regent" và đặt trên vương miện của Louis XV trong ngày đăng quang. Sau cách mạng Pháp, nó thuộc về Napoleon Bonaparte. Ông đã cho khảm nó vào chuôi gươm của mình. Bây giờ nó được trưng bày ở điện Louvre như một trong những kỳ tích của thế giới.
11. Blue Hope: Từng là của vua Louis XIV và được gọi tên là "Viên kim xanh của vương miện". Trong cuộc cách mạng Pháp, nó bị đánh cắp và xuất hiện trở lại vào năm 1830 rồi được mua bởi Henry Philip Hope người London. Viên kim cương được đặt tên theo chủ mới. Người ta tin rằng nó mang lời nguyền bất hạnh cho những ai sở hữu nó. Trong vòng một năm, toàn bộ gia đình của 2 người sở hữu niềm "hy vọng xanh" đã thiệt mạng. Bây giờ nó nằm ở Smithsonian tại Washington.
12. Sancy: Được đặt tên theo người chủ là Seigneur de Sancy, một đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối thế kỷ 16. Bắt đầu nó thuộc về Charles the Bold, Quận công xứ Burgundy, đã hy sinh ở chiến trường vào năm 1477. Sancy đem cho vua Pháp, Henry III, mượn để đặt nó trên nón nhằm che đi cái đầu hói. Henry IV của Pháp cũng mượn viên đá này từ Sancy, nhưng sau đó nó được bán cho vua Anh James I vào năm 1664. Đến năm 1688, James II - vua Anh, chạy trốn cùng nó sang Paris và kể từ đó người ta không thấy nó đâu nữa. "The Sancy" nặng 55 carats, thuộc hàng chót của những viên kim cương lớn nhất thế giới.
13. Taylor - Burton: Được tìm thấy ở mỏ than Premier vào năm 1966, nặng 240,80 carats khi chưa mài cắt. Viên kim cương này được Harry Winston mua và cắt nó thành 2 mảnh. Mảnh lớn 162 carats được mài cắt thành hình trái lê còn 69,42 carats. Sau đó được đem đấu giá với giá 1,05 triệu USD và đặt tên là "Cartier". Rồi Richard Burton mua và tặng cho Elizabeth Taylor, từ đó mang tên Taylor - Burton, Elizabeth đưa nó ra để làm qũy xây dựng bệnh viện tại Botswana. Chủ sở hữu hiện tại của nó là Robert Mouawad, chủ tịch tập đoàn Mouawad Group.
(Theo Thời Trang Trẻ)