Theo trang Osen (Hàn Quốc), trong các sự kiện trang trọng, phái mạnh thường diện áo sơ mi, quần tây và vest để tôn vẻ lịch lãm, chững chạc. Tuy nhiên, trong đời thường, các chàng trai hướng đến phong cách khỏe khoắn, năng động. Áo thun là một trong những món đồ được nam giới ưa chuộng, vừa là biểu tượng của sự đơn giản, vừa thời trang và năng động.
Giống với thời trang nữ, áo thun cho phái mạnh cũng đa dạng về màu sắc, mẫu mã. Chỉ với chiếc áo thun, các chàng có thể tự do kết hợp với mọi phụ kiện có sẵn trong tủ đồ. Món đồ đơn giản này cũng giúp nam giới cuốn hút và thanh lịch nếu có mắt thẩm mỹ và sáng tạo trong mix-match.
Dù áo thun được sử dụng mỗi ngày nhưng không nhiều người biết hết về nó. Dưới đây là những kiến thức cần thiết giúp phái mạnh có thể cập nhật kiểu dáng và thiết kế mới, từ đó có nhiều lựa chọn mới mẻ và đa dạng cho tủ đồ của bạn.
Các kiểu dáng tay áo
Ngắn tay
Áo thun ngắn tay khá phổ biến, độ dài tay áo chỉ đến nửa bắp tay, có thể mặc trong tiết trời hè nóng nực hay phối với áo ấm trong mùa đông lạnh giá.
Kiểu áo này có đặc tính thoải mái, nhẹ nhàng và tôn vẻ năng động. Tuy nhiên áo thun ngắn tay chỉ nên mặc trong các hoàn cảnh như chơi thể thao, đi phượt, dạo phố, hội ngộ bạn bè.... Với những dịp trang trọng như tiệc tùng, hội nghị, meeting, các chàng không nên diện trang phục này.
Tay lỡ
Áo thun nam tay lỡ dài đến khuỷu tay hoặc qua khuỷu tay, thường xuất hiện ở những dạng thun oversize rộng rãi, thoáng mát. Kiểu áo này "khó tính" hơn áo ngắn tay, nếu biết cách mix đồ, phái mạnh sẽ trở nên cá tính, mang phong cách thời trang Hàn Quốc. Ngược lại nếu phối không tốt, trông nam giới như "lọt thỏm" trong chiếc áo thun tay lỡ.
Tay dài
Kiểu áo này thường được mặc nhiều vào dịp thu đông, thường dài đến cổ tay. Áo được may với chất liệu dày dặn nhằm mục đích giữ ấm cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu mặc ngày càng đa dạng của nam giới, nhiều hãng thời trang chọn chất liệu thoáng mát để các chàng có thể diện trong những ngày hè không quá nóng. Áo thun tay dài cũng được ưa chuộng như dạng ngắn tay nhưng có phần trang trọng hơn.
Dáng áo
Regular fit
Áo thun nam regular fit còn gọi là áo thun nam ôm vừa. Loại áo này được sử dụng phổ biến vì phù hợp với hầu hết độ tuổi và dáng người. Kể cả khi có body chưa chuẩn, nam giới vẫn có thể tự tin diện áo thun regular fit bởi đặc tính không làm lộ rõ nhược điểm cơ thể.
Bên cạnh đó, dáng áo regular fit dễ phối đồ, có thể kết hợp với hầu hết trang phục như quần short nam, quần jeans hay kaki...
Slim fit
Áo thun nam slim fit còn được gọi là áo ôm hay áo body. Mẫu áo này có độ ôm vừa vặn, tôn lên đường nét cơ thể. Nhiều chàng trai chọn dáng slim fit vù vừa đẹp, vừa thoải mái lại dễ phối đồ.
Big size
Áo thun nam big size (còn gọi free size) là kiểu áo form rộng thường xuất hiện ở đồng phục, áo thun cho giới trung niên hoặc người trẻ thích phong cách thời trang thoải mái đậm chất Hàn Quốc.
Kiểu áo này cũng dễ phối đồ, có thể kết hợp đẹp với quần skinny hoặc short. Trên thị trường hiện có nhiều kiểu áo big size theo phong cách cá tính.
Chất vải
Nam giới nên chọn dạng áo thun co giãn tốt và có tính thấm hút mồ hôi. Chất vải sờ mềm mịn, dày dặn và mát tay. Bên cạnh đó, hạn chế chọn vải quá thô sơ và sờn vì có thể dễ bị phai màu và không có độ thoáng mát. Có thể chọn một số chất liệu làm áo thun phổ biến sau:
Vải cotton
Loại vải này được tổng hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên. Trong đó nguyên liệu chính là sợi bông cùng một số chất hóa học phụ liệu.
Ưu điểm của vải cotton là có khả năng hút ẩm, thấm hút mồ hôi và làm mát cơ thể tốt, tạo sự thông thoáng và thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên, chất vải này lại có giá thành khá cao.
Vải mỏng
Vải mỏng được nhắc nhiều nhất là vải voan mỏng với đặc tính mỏng nhẹ, đem lại cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, áo thun nam vải mỏng thường được may từ chất liệu vải thun mỏng chứ không phải vải voan. Tuy nhiên, loại vải này dễ lộ nhược điểm cơ thể, nếu lựa chọn áo thun có vải quá mỏng sẽ dễ bị giãn sau một thời gian sử dụng.
Vải lạnh
Vải thun lạnh được dệt từ 100% nguyên liệu từ PE nên bề mặt vải láng bóng. Chất vải có độ co dãn hai chiều, không có lông vải trong quá trình sản xuất. Loại vải này được sử dụng nhiều để may đồ mùa hè do có đặc tính mềm mát và đa dạng về màu sắc.
Vải thun
Đây là loại vải phố biến nhất, rẻ và nhẹ, thích hợp may nhiều kiểu áo thun khác nhau. Có 4 loại áo thun để may áo thun chủ yếu:
Vải thun 100% cotton: thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm tại Việt Nam do mang đặc trưng thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên giá thành của loại vải này khá cao, chỉ có những mặt hàng cao cấp.
Vải thun CVC: thành phần gồm 65% xơ cotton và 35% xơ PE. Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi nên nó là sợi cotton và PE. Giá thành vải cao, do đó cũng được sử dụng ở những mặt hàng cao cấp.
Vải thun TC: thành phần gồm 35% xơ cotton và 65% xơ PE. Với tỷ lệ pha trộn đó, người mặc vẫn có cảm giác mềm mại của vải, cùng độ "cứng vải" của PE. Loại vải này có giá thành tầm trung nên được sử dụng nhiều.
Vải thun PE: thành phần gồm 100% sợi PE, những chiếc áo thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao, ít bị nhàu sau khi giặt. Vải ít bị co khi sử dụng với giá thành mềm nên khá phổ biến.
Với mong muốn giúp phái mạnh vừa thoải mái tự tin khi chọn đồ, vừa yên tâm với chất lượng và giá cả, Coolmate - một startup Việt ra đời, cung cấp nhiều sản phẩm gần gũi với nam giới như: áo thun, quần lót, quần short, tất và phụ kiện với trọn gói giải pháp mua sắm nhanh chóng tiện lợi.
Ông Phạm Chí Nhu - đại diện Coolmate - cho biết, mọi chiến lược của hãng đều bắt đầu và tập trung cho sản phẩm. Sản phẩm Coolmate từ khâu thiết kế, dệt vải, nhuộm vải, cắt may, hoàn thiện đều được thực hiện trong những nhà máy sản xuất địa phương đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
"Coolmate là sự kết hợp giữa ‘Cool’ và ‘Mate’. Chúng tôi mong muốn đem đến cho khách hàng ưa trải nghiệm thích phiêu lưu của mình một vẻ ngoài cá tính, mới mẻ, năng động. Hơn hết, chúng tôi muốn trở thành những người bạn, đồng hành với nam giới trong suốt những ngày bận rộn, đem lại sự thoải mái và tự tin trong từng bước di chuyển", ông Nhu nói thêm.
Phát Đạt