Nếu như trước đây, phẫu thuật chữa cận thị là một khái niệm xa lạ khiến nhiều người e dè vì cho rằng con mắt rất nhạy cảm, tránh động dao kéo... thì nay không ít bạn trẻ nhìn nhận khá cởi mở.
Nguyễn Thị Thúy An (19 tuổi, ở Thanh Hóa) vốn bị cận đều 2 mắt 2 đi-ốp kèm loạn thị nhẹ. Có nhu cầu xuất khẩu lao động, bạn đã lên Hà Nội phẫu thuật chữa cận để đảm bảo trước ngày đi, mắt sáng khỏe bình thường.
Vũ Đình Nguyên (28 tuổi, ở Quảng Ninh) làm nghề xây dựng, nên việc đeo kính khiến anh cảm thấy bất tiện trong công việc. Không muốn sử dụng kính áp tròng, anh tìm đến phương pháp phẫu thuật cùng một người bạn vào cuối tháng 2/2018.
Có nhiều lý do khiến không ít người chọn phương pháp phẫu thuật chữa cận, như chuẩn bị hoặc có ý định xuất khẩu lao động, bất tiện trong sinh hoạt, công việc hoặc vì không thích đeo kính.
Tuy nhiên, không phải ai muốn mổ chữa cận cũng được. Để có thể thực hiện ca mổ, bạn cần khám tình trạng tật khúc xạ của mình, xác định độ dày giác mạc có đáp ứng được việc phẫu thuật chữa cận hay không.
Chuẩn bị đi xuất khẩu lao động, thi tuyển tiếp viên hàng không, làm nghề phải xuất hiện nhiều trên sân khấu, quan hệ công chúng, bị dị ứng nếu đeo kính áp tròng... là những đối tượng dễ gặp thất vọng nếu bị từ chối phẫu thuật chữa tật khúc xạ. Có trường hợp, vì không chấp nhận kết quả là bị từ chối nên đã tìm đến nhiều bệnh viện khác nhau, với hy vọng có nơi chấp nhận mổ. Dù sai số khi đo khám là có, nhưng hầu như các trường hợp, việc mổ mắt phải tuân theo chỉ định.
Theo bác sĩ Bùi Cẩm Hương, bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội, để có thể phẫu thuật lasik điều trị tật khúc xạ, bệnh nhân phải đáp ứng các yêu cầu như đủ 18 tuổi trở lên, không có bệnh lý giác mạc, độ khúc xạ thay đổi ít hoặc ổn định.
Phẫu thuật lasik cho kết quả chính xác, độ an toàn cao khi thực hiện trên máy laser hiện đại. Nhưng việc chiếu laser làm mỏng nhu mô giác mạc, nên trước khi quyết định, bác sĩ sẽ khám mắt tổng quát, kiểm tra độ khúc xạ, khám bản đồ giác mạc và chiều dày giác mạc cho bệnh nhân... Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn mới được chỉ định mổ.
Cũng theo bác sĩ Cẩm Hương, giác mạc bình thường dày khoảng 530-550 micromet. Bệnh nhân có chiều dày giác mạc dưới 500 micromet là giác mạc mỏng, tuy nhiên vẫn có thể phẫu thuật tùy thuộc vào độ khúc xạ. Với các trường hợp giác mạc mỏng, bác sĩ sẽ trao đổi để lựa chọn phương pháp mổ phù hợp khác như Femto, Smile hay Epi.
Những bệnh nhân có giác mạc quá mỏng, dưới 460 micromet thì chống chỉ định phẫu thuật laser.
Hiện nay, hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn có chương trình ghép nhóm online. Theo đó, khi rủ bạn bè, người thân ghép nhóm phẫu thuật Lasik càng đông thì mỗi thành viên trong nhóm sẽ được giảm được nhiều chi phí phẫu thuật.
Thông thường, một ca mổ chữa tật khúc xạ diễn ra trong vòng 5-10 phút. Bệnh nhân không cảm thấy đau và vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện thao tác trên mắt. Sau phẫu thuật, thị lực sẽ phục hồi nhanh chóng.
Hotline: 1900555553 Website: matsaigon.com Bệnh viện Mắt Sài Gòn: 100 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM Bệnh viện Đa Khoa Mắt Sài Gòn: 473 CMT8, phường 13, quận 10, TP HCM Bệnh viện Mắt Việt – Hàn: 355 – 365 Ngô Gia Tự, phường 3, quận 10, TP HCM Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội: số 77 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội 1: số 532 Đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Vinh: 999 Đại lộ VI Lê Nin, Hà Huy Tập, Thành phố Vinh Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Nha Trang: 9-24 KDC Cầu Dứa,Vĩnh Hiệp, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Cần Thơ: 717 Đường 3/2, phường An Bình, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ |
Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn