Phim 'Công tử Bạc Liêu' đang chiếu rạp, lấy cảm hứng từ các giai thoại lưu truyền về ông Trần Trinh Huy, người được mệnh danh 'công tử Bạc Liêu', 'thiên hạ đệ nhất chơi ngông', một nhân vật nổi tiếng Nam kỳ đầu thế kỷ 20 về độ giàu có và chơi bời. Tuy nhiên, đây không phải phim tiểu sử, tên nhân vật, các mối quan hệ và nhiều chi tiết được thay đổi hoặc làm mới.
Trả lời Ngôi Sao, đại diện của nhà sản xuất phim cho biết ban đầu, họ dự tính tạo dựng bối cảnh biệt thự của gia đình công tử Bạc Liêu tại một biệt thự cổ ở Biên Hòa, Đồng Nai. Nhưng trước khi phim khởi quay một tháng, bối cảnh được xếp vào khu vực quy hoạch đô thị, không thể quay phim. Sau cùng, căn nhà thật của gia đình công tử Bạc Liêu ngụ tại 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, TP Bạc Liêu được chọn thay thế.
Phim 'Công tử Bạc Liêu' đang chiếu rạp, lấy cảm hứng từ các giai thoại lưu truyền về ông Trần Trinh Huy, người được mệnh danh 'công tử Bạc Liêu', 'thiên hạ đệ nhất chơi ngông', một nhân vật nổi tiếng Nam kỳ đầu thế kỷ 20 về độ giàu có và chơi bời. Tuy nhiên, đây không phải phim tiểu sử, tên nhân vật, các mối quan hệ và nhiều chi tiết được thay đổi hoặc làm mới.
Trả lời Ngôi Sao, đại diện của nhà sản xuất phim cho biết ban đầu, họ dự tính tạo dựng bối cảnh biệt thự của gia đình công tử Bạc Liêu tại một biệt thự cổ ở Biên Hòa, Đồng Nai. Nhưng trước khi phim khởi quay một tháng, bối cảnh được xếp vào khu vực quy hoạch đô thị, không thể quay phim. Sau cùng, căn nhà thật của gia đình công tử Bạc Liêu ngụ tại 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, TP Bạc Liêu được chọn thay thế.
Căn nhà được xây dựng trong thời gian 1917-1919, xuất hiện trong cảnh yến tiệc đón công tử Bạc Liêu du học Pháp trở về ở đầu phim.
Thời gian chuẩn bị cho tác phẩm, đạo diễn Lý Minh Thắng nhiều lần ghé đến đây để tìm cảm hứng sáng tác. Tuy nhiên, anh và cộng sự chưa từng nghĩ đến việc quay phim tại đây, do nơi này chưa từng mở cửa cho các đoàn phim. Sau một tháng thương thảo, họ nhận được sự đồng ý của ban quản lý di tích Nhà công tử Bạc Liêu. Đạo diễn bày tỏ: 'Chúng tôi may mắn được gia đình công tử Bạc Liêu đồng ý cho quay và được hỗ trợ nhiều thứ'.
Căn nhà được xây dựng trong thời gian 1917-1919, xuất hiện trong cảnh yến tiệc đón công tử Bạc Liêu du học Pháp trở về ở đầu phim.
Thời gian chuẩn bị cho tác phẩm, đạo diễn Lý Minh Thắng nhiều lần ghé đến đây để tìm cảm hứng sáng tác. Tuy nhiên, anh và cộng sự chưa từng nghĩ đến việc quay phim tại đây, do nơi này chưa từng mở cửa cho các đoàn phim. Sau một tháng thương thảo, họ nhận được sự đồng ý của ban quản lý di tích Nhà công tử Bạc Liêu. Đạo diễn bày tỏ: 'Chúng tôi may mắn được gia đình công tử Bạc Liêu đồng ý cho quay và được hỗ trợ nhiều thứ'.
Là bối cảnh được đoàn phim 'chốt đơn' sau cùng nhưng nhà công tử Bạc Liêu lại là địa điểm khởi quay cho bộ phim vào tháng 12/2023. Trước đó một tuần, đội thiết kế sơn lại tường nhà, di dời một số nội thất để phù hợp với kịch bản.
Giám đốc sản xuất kiêm giám đốc mỹ thuật Thủy Nguyễn cho hay họ tìm được cảm hứng bởi căn nhà mang kiến trúc Pháp thời Đông Dương nhưng toàn bộ nội thất là sản phẩm Việt Nam. Êkíp lựa chọn đèn, màu sơn, đồ dùng để cân bằng tính đông và tây trong khung cảnh. Ảnh: Đỗ Hoàng
Là bối cảnh được đoàn phim 'chốt đơn' sau cùng nhưng nhà công tử Bạc Liêu lại là địa điểm khởi quay cho bộ phim vào tháng 12/2023. Trước đó một tuần, đội thiết kế sơn lại tường nhà, di dời một số nội thất để phù hợp với kịch bản.
Giám đốc sản xuất kiêm giám đốc mỹ thuật Thủy Nguyễn cho hay họ tìm được cảm hứng bởi căn nhà mang kiến trúc Pháp thời Đông Dương nhưng toàn bộ nội thất là sản phẩm Việt Nam. Êkíp lựa chọn đèn, màu sơn, đồ dùng để cân bằng tính đông và tây trong khung cảnh. Ảnh: Đỗ Hoàng
Theo đại diện đoàn phim, 40% nội thất tận dụng đồ có sẵn trong nhà cổ 105 tuổi, còn lại là những món đồ trang trí nhỏ, đèn, đồng hồ, chén đĩa... được vận chuyển tới.
Đoàn phim dừng chân ở đây 7 ngày, ghi hình toàn bộ nội cảnh của gia đình các nhân vật chính. Quá trình này được bảo mật, người dân không thể tiếp cận với khu vực quay phim. Ảnh: Đỗ Hoàng
Theo đại diện đoàn phim, 40% nội thất tận dụng đồ có sẵn trong nhà cổ 105 tuổi, còn lại là những món đồ trang trí nhỏ, đèn, đồng hồ, chén đĩa... được vận chuyển tới.
Đoàn phim dừng chân ở đây 7 ngày, ghi hình toàn bộ nội cảnh của gia đình các nhân vật chính. Quá trình này được bảo mật, người dân không thể tiếp cận với khu vực quay phim. Ảnh: Đỗ Hoàng
Tấm phản cậu ba (Song Luân đóng) hay bị cha đánh đòn và bộ bàn ăn của gia đình được sử dụng đồ cổ có sẵn trong biệt thự, do đoàn phim cho rằng các món đồ này có giá trị mỹ thuật và lịch sử.
'Nhà sản xuất trao đổi rõ với ban quản lý di tích từ đầu về việc này. Chúng tôi tính toán kỹ, cố gắng thuyết phục họ, đồng thời cam kết chỉ di dời, tương tác với các món đồ đã được cho phép. Ban quản lý di tích cũng rất thiện chí hỗ trợ chúng tôi', đại diện đoàn phim nói với Ngôi Sao.
Dù vậy, khoảnh khắc Song Luân nhập tâm diễn xuất dẫn tới xô đổ ghế trong biệt thự, cả đoàn phim đều 'thót tim'. Nhưng may mắn là món đồ không bị ảnh hưởng.
Tấm phản cậu ba (Song Luân đóng) hay bị cha đánh đòn và bộ bàn ăn của gia đình được sử dụng đồ cổ có sẵn trong biệt thự, do đoàn phim cho rằng các món đồ này có giá trị mỹ thuật và lịch sử.
'Nhà sản xuất trao đổi rõ với ban quản lý di tích từ đầu về việc này. Chúng tôi tính toán kỹ, cố gắng thuyết phục họ, đồng thời cam kết chỉ di dời, tương tác với các món đồ đã được cho phép. Ban quản lý di tích cũng rất thiện chí hỗ trợ chúng tôi', đại diện đoàn phim nói với Ngôi Sao.
Dù vậy, khoảnh khắc Song Luân nhập tâm diễn xuất dẫn tới xô đổ ghế trong biệt thự, cả đoàn phim đều 'thót tim'. Nhưng may mắn là món đồ không bị ảnh hưởng.
NSƯT Thành Lộc và Song Luân đóng vai hai cha con ông hội đồng và cậu ba, có nhiều cảnh quay ở nhà cổ của công tử Bạc Liêu. Nghệ sĩ gạo cội kể khi vào cảnh ông hội đồng nổi giận đập bàn ăn, ông rất áp lực, sợ làm hư hại hiện vật của di tích.
NSƯT Thành Lộc và Song Luân đóng vai hai cha con ông hội đồng và cậu ba, có nhiều cảnh quay ở nhà cổ của công tử Bạc Liêu. Nghệ sĩ gạo cội kể khi vào cảnh ông hội đồng nổi giận đập bàn ăn, ông rất áp lực, sợ làm hư hại hiện vật của di tích.
Nhà của công tử Bạc Liêu nhiều năm nay là điểm tham quan nổi bật ở miền Tây. Tầng trệt gồm hai phòng ngủ, phòng khách và hai đại sảnh. Cầu thang lớn được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn chín bậc tượng trưng cho sự vĩnh cữu, trường tồn. Trên lầu có hai phòng ngủ và hai đại sảnh.
Ngôi nhà trưng bày những vật dụng công tử Bạc Liêu từng sử dụng như xe cổ, các bộ bàn ghế cẩn xà cừ, máy nghe nhạc, điện thoại bàn vẫn còn hoạt động, bộ trường kỷ ngũ sơn đặt ngay trong phòng tiếp khách. Giá vé tham quan hiện tại là 45.000 đồng. Ảnh: Henry Dương
Nhà của công tử Bạc Liêu nhiều năm nay là điểm tham quan nổi bật ở miền Tây. Tầng trệt gồm hai phòng ngủ, phòng khách và hai đại sảnh. Cầu thang lớn được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn chín bậc tượng trưng cho sự vĩnh cữu, trường tồn. Trên lầu có hai phòng ngủ và hai đại sảnh.
Ngôi nhà trưng bày những vật dụng công tử Bạc Liêu từng sử dụng như xe cổ, các bộ bàn ghế cẩn xà cừ, máy nghe nhạc, điện thoại bàn vẫn còn hoạt động, bộ trường kỷ ngũ sơn đặt ngay trong phòng tiếp khách. Giá vé tham quan hiện tại là 45.000 đồng. Ảnh: Henry Dương
Chiếc máy bay của công tử Bạc Liêu - món đạo cụ tốn 500 triệu đồng thiết kế của đoàn phim hiện cũng được trưng bày trong sân nhà cổ. Ảnh: Đỗ Hoàng
Chiếc máy bay của công tử Bạc Liêu - món đạo cụ tốn 500 triệu đồng thiết kế của đoàn phim hiện cũng được trưng bày trong sân nhà cổ. Ảnh: Đỗ Hoàng
Hậu trường tạo dựng bối cảnh phim 'Công tử Bạc Liêu' tại nhà cổ 105 tuổi
Đỗ Hoàng - Phong Kiều